Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ai là người thương mình nhất?

Câu chuyện bên dưới xác nhận của đức Phật: Chúng sanh yêu tự ngã mình hơn hết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ba Tư Nặc là đức vua trị vì vương quốc Kosala, một quốc gia hùng cường ở Ấn Ðộ, trong thời Phật còn tại thế. 

Ðức vua có một vị hoàng phi xinh đẹp tên là Mạt Lợi, mỹ nhân này là một cô công chúa của dòng họ Thích Ca, được vua Ba Tư Nặc đặc biệt sủng ái. Một hôm nhà vua hỏi nàng Mạc Lợi: 

– Trên đời này, ái khanh yêu ai nhất? 

– Muôn tâu… dĩ nhiên là thiếp quý bệ hạ nhất. 

– Trẫm cùng đoán là khanh sẽ trả lời như vậy. 

Mạt Lợi mỉm cười: 

– Muôn tâu, nếu thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thật hơn. 

– Ái khanh cứ nói. 

– Muôn tâu, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp. 

– Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu ái khanh muốn nói gì? 

– Tâu bệ hạ, vì có ái trọng tự ngã của mình nên thần thiếp mới yêu thương bệ hạ…Vì bệ hạ là người đã đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã này. 

– Trẫm đồng ý điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý của ái khanh. 

– Muôn tâu, thần thiếp xin mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời này bệ hạ yêu quý ai nhất?” 

– Ái khanh chứ còn ai nữa? 

– Nhưng giả sử như thần thiếp lại đi yêu thương chìu chuộng, ve vuốt một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ tính sao… Muôn tâu, thần thiếp chỉ giả dụ vậy thôi. 

– À… à… trẫm sẽ, trẫm sẽ… 

– Nghĩa là bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình và chém đầu thần thiếp ngay lập tức? 

– Ái khanh hỏi rắc rối thật! 

– Muôn tâu, có đúng thế không ạ? 

– À… à… 

– Ðúng… phải không bệ hạ? 

– Ờ… ờ…  có lẽ đúng như vậy. 

– Thế thì… bệ hạ đã hiểu rõ câu đáp của thần thiếp rồi chứ? 

Nhà vua im lặng giây lâu rồi lặng lẽ gật đầu: 

– Có lẽ, khanh nói đúng, mình chỉ yêu thương có mình mà thôi. 

Hôm sau, đức vua xa giá đến Kỳ Viên thăm Phật và trình bày tự sự câu chuyện đối đáp giữa vua và hoàng phi Mạt Lợi. Ðức Phật đã xác nhận ý kiến của hoàng phi Mạt Lợi bằng một bài kệ trong kinh Phật Tự thuyết: 

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã. 

Và đức Thế Tôn cũng nhắn nhủ luôn đức vua Ba Tự Nặc cùng số thính chúng đang hiện diện: 

Tự ngã đối mọi người

Quá thân ái như vậy

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người

Trích “Hư Hư Lục”

Thích Nữ Như Thủy

Quý Phật tử xem thêm bài Mình yêu ai nhất của thiền sư Thích Thanh Từ để hiểu rõ hơn về câu hỏi "Mình yêu ai nhất?"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để tâm không lay động trước nhan sắc?

Phật giáo thường thức 11:30 06/05/2024

Hỏi: Thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy làm sao để tâm không lay động trước nhan sắc và xúc giác?

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Phật giáo thường thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Phật giáo thường thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Phật giáo thường thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Xem thêm