Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quan niệm phương tiện trong Phật giáo Đại thừa (II)

“Tất cả những gì đức Phật nói ra cho chúng ta nghe nhưng chưa đạt đến chỗ Phật tri kiến thì không gọi là phương tiện…. Cái gì đạt được mục đích thì cái đó mới gọi là phương tiện.”

Nội dung phương tiện nghiệp cũng được thấy rõ khi Như Lai vì 3000 Thiên tử đoạn kiến và vô lượng chúng sanh hiếu sát mà thị hiện đau đầu. Thái độ ứng xử giống như Pháp Hoa, Ngài tuyên bố: “Ta do thấy người khác sát sinh mà có lòng tùy hỷ nên mắc báo đau đầu.”1 Điểm này cho thấy tính phương tiện đã vượt qua cả hàng rào giới luật. Ở đó, có chút đánh tráo sự thật về Như Lai vốn không nghiệp chướng, nhưng lại tiếp sức phá bỏ bức tường rào sợ hãi nghiệp lực của hàng Thanh văn. Hơn thế, muốn giới thiệu rõ về các biểu hiện nhiếp hóa chúng sanh, cụ thể ở đây là đồng sự nhiếp. Khi chúng sanh thấy được tính đồng đẳng và vô sai biệt giữa cùng một bản chất con người sẽ làm cho họ gia tăng tín tâm, tăng trưởng phước đức, trí tuệ, phát khởi thiện tâm, quay về nẻo thiện. Khả năng biện chứng về vai trò nhập thế theo ý nghĩa này sẽ dễ cảm hóa và được sự đón nhận của số đông quần chúng. Riêng bối cảnh này, có đến bảy ngàn trời, người được điều phục. Xem đó, không ai đủ tư cách để cáo buộc sự nói dối của Đức Phật ở bối cảnh trên. Vì, tất cả đều được thực hiện dựa trên mục tiêu và căn bản thiện. Ngoài dáng vẻ quen mắt của một bậc Thầy luôn nói gì làm đó, làm gì nói đó; Như Lai “… tự mình không bệnh mà vì chúng sinh thị hiện có bệnh”2 Hẳn, nhân cách của Duy Ma Cật cũng xuất phát từ chỗ này.

Tính phương tiện đã vượt qua cả hàng rào giới luật.

Tính phương tiện đã vượt qua cả hàng rào giới luật.

Tinh tế hơn, Ngài luôn sẵn sàng chấp nhận mọi oan trái, mọi nghịch duyên trên lộ trình thăng tiến tâm linh tuệ giác. Qua sự xuất hiện của Đề-bà-đạt-đa, một nhân chứng khó chấp nhận trong lý tưởng Thanh văn, song lại được chào đón ở Đại thừa và Thế Tôn xem như một phần tử không thể thiếu trong bồ đề quyến thuộc. Sự ương bướng được thị hiện bởi Đề-bà-đạt-đa vì thế, mang lại những tác động tích cực trong việc nỗ lực hoàn thiện đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa của một Bồ tát. Mặt khác, cũng chứng tỏ rằng, không có khó khăn nào ràng buộc đối với người có trí. Vì thực tế, “Bồ tát dùng trí khôn chuyển đổi phiền não và nghiệp của chúng sanh thành phương tiện. Và Bồ tát sử dụng phương tiện huệ giáo hóa chúng sanh, mới tăng trưởng được phước lực của Bồ tát.”3

Dầu vậy, một nghi vấn lớn được đặt ra ở Đại Bảo Tích khi không chấp nhận việc thành lập Ni đoàn làm phương tiện4. Điều này đã gây nên kịch tính trong việc nhìn nhận Phật tánh và khả tính giác ngộ của nữ nhân. Đọc từ kinh văn, rõ ràng Đức Thế Tôn có thọ ký cho nữ:

“Nếu có các Tỳ-kheo

Và các Tỳ-kheo Ni

Được nghe kinh điển này

Cảm thương mà khóc lóc

Ta đều thọ ký họ

Được thấy Đấng Tối Thắng.”5

Tuy nhiên, nhiều đoạn kinh được đề cập trong Đại Bảo Tích, vị trí người nữ được diễn tả không thua kém một tội đồ. Trong 20 điều Bồ-tát phải xa lìa có đến 17 điều liên quan đến vấn đề người nữ (8 điều) và hàng Tỳ-kheo Ni (9 điều). Ngoài những vấn đề thuộc phạm vi giới luật Thanh văn, một vài chỗ được trình bày như một cực đoan cần bài trừ và có tính mâu thuẫn nếu nhìn nhận ở khía cạnh Bồ tát giới. Chẳng hạn: “… Hoàn toàn chẳng đến hội thuyết pháp của chúng Tỳ-kheo Ni, cũng chẳng nên thăm hỏi các Tỳ-kheo Ni… 13. Nếu nghe có Tỳ-kheo Ni khuyên người thí y phục thì chẳng nên nhận… 14. Nếu Tỳ-kheo Ni mời ăn uống, dù có bệnh cũng chẳng nhận huống là lúc không bệnh… 18. Nếu Tỳ-kheo Ni đến kêu Bồ-tát, thì phải vòng tay ngước đầu quay lưng lại bỏ đi.”6

Rà soát tất cả những nhân duyên đẩy đến hệ quả này, Đức Phật khẳng định: “… đời mạt pháp sau này… Các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni này phần nhiều sinh nhiễm tâm, ít có người sinh pháp tâm”7. Ngài cũng lược dẫn cặn kẽ các nhân duyên: “… Ban đầu họ gần nhau như đệ tử cung kính A-xà-lê. Từ đó về sau, họ sai người hỏi han thăm viếng rồi lần lần hẹn gặp nhau ngoài đường ngoài ngõ, kế đến trong chùa đứng xa liếc ngó nhau… Vì họ thường gặp nhau nên sinh nhiễm tâm, đã có nhiễm tâm nên cùng nhau làm sự ô uế. Đã làm sự ô uế nên dùng danh từ chẳng phải phạm hạnh để kêu gọi nhau. Do đây họ thoái thất tâm Bồ-đề, mất quả lành, xa Niết-bàn, bỏ Phật, trái Pháp, chán Tăng…. Những người này không có thắng nghiệp của Bồ-tát và bốn hạnh thanh tịnh.”8

Bắt nguồn từ uế nhiễm đó, Đức Phật chế định “người cầu đạo Bồ-đề chẳng nên gần gũi các Tỳ-kheo Ni.”9 Song, vấn đề này cần được nhìn nhận khách quan hơn. Bởi lẽ, nếu nhìn về lý tưởng Bồ tát đạo, các Ngài không phân biệt, từ chối một chúng sanh nào. Thứ nữa, cách diễn đạt ‘một chiều’ này có thể do sơ suất và tư duy chủ quan của các nhà biên tập. Dĩ nhiên, đức Phật có thể đưa ra nhiều thuyết về những yếu kém và hạn chế của người nữ để các Tỳ kheo ni nỗ lực hoàn thiện. Nhưng chắc chắn bậc đạo sư không có chủ ý tiêu cực làm giảm vai trò và vị trí đối với nữ nhân, nhất là trong những tâm lý khát ái thế tục. Phải mạnh dạn thừa nhận, sự ràng buộc và các hữu lậu xuất hiện trong đời sống tu học của Tăng Ni không bao giờ đến từ một phía. Nhìn thẳng điều này để từ bỏ tư duy theo bản năng, theo mặc định sai lầm bởi các quan điểm truyền thống. Trái lại, với trí năng, với tuệ giác của người con Phật, thiết nghĩ nên tập gạn lọc và thấy rõ giá trị bình đẳng về quả vị, về giáo lý, nhất là bình đẳng trong nhân quả, nghiệp lực và trách nhiệm cá nhân, để không bao giờ rơi vào thái độ quy chụp phiến diện: ‘người nữ là bẩy ma.’

Như vậy, nếu lý luận trên cơ sở “chánh pháp còn phải bỏ” thì việc thành lập Ni đoàn không cần thiết xét nét trong sự nghiệp hóa độ của Đức Thế Tôn. Tuy nhiên, đứng ở gốc độ gần nhất của phương tiện, nếu sự thật này không được chấp nhận thì giá trị thiện xảo chưa thật sự đáng được đề cao ở giáo nghĩa Đại thừa. Một con đường lớn, một cỗ xe lớn nếu bỏ qua tính phương tiện đối với một nữa bộ phận Tăng đoàn Phật giáo thì chẳng khác nào tự bán rẽ thương hiệu ‘to lớn’ của mình. Nếu không phương tiện, đức Phật đã không thọ ký cho các Tỳ kheo ni. Còn nếu cho rằng nữ giới xuất gia làm chánh pháp hủy diệt 500 năm lại càng sai lầm. Bởi lẽ, chính Đức Thế Tôn cũng xác nhận: “Trong Phật giáo, không có ai khác có thể làm tổn chánh pháp hay làm cho chánh pháp mau hủy diệt được, ngoại trừ các ác Tỳ-kheo lười nhác.”10

Tựu trung, “Tất cả những gì đức Phật nói ra cho chúng ta nghe nhưng chưa đạt đến chỗ Phật tri kiến thì không gọi là phương tiện…. Cái gì đạt được mục đích thì cái đó mới gọi là phương tiện.”11 Theo nghĩa này, hậu học không thể rao bán một đạo Phật nhập thế trong tất cả mọi cách thức phương tiện trái nghĩa. Bởi lẽ, lạm dụng phương tiện không những đánh mất mình, đánh mất giá trị của một đạo Phật minh triết mà còn pha loãng giáo lý thành những sản phẩm khuyến mãi, kém chất. Đó là chưa nói đến tác động ngược lại, khi đời sống cây tầm gửi đang muốn bám vào đại bồ-đề. Phản ánh cùng nội dung đó, tạp chí Tư Tưởng ghi nhận: “Phương tiện trí nếu được trọng dụng quá mức sẽ đem lại khủng hoảng tai hại…. Phương tiện trí chỉ là cái bè cứu độ để sang bờ sông giải thoát. Khi chưa lên bờ, bè là vô giá nhưng «ham hành động» không thích lên bờ thì bè là một tai nạn. Đối với một số đông chúng ta, việc ngồi trên bè là thích thú hơn cả, chúng ta có thể thay đổi bè nhưng vẫn không chịu lên bờ vì lầm lẫn bè với bờ, lầm Phương tiện trí với Chân thật trí, lầm Sai biệt trí với Căn bản trí, chúng ta suy tôn khoa học mà quên mất căn nguyên.”12 Đòi hỏi phương tiện đúng nghĩa của Đại thừa vì thế, nên nói theo cách của HT. Thích Trí Quang: “Có xuất thế mới nhập thế được13. Tự tại vô nhiễm như hoa sen trong bùn.” 14

Tài liệu tham khảo:

  1. Sđd, tr. 357.
  2. Sđd, tr. 349
  3. Thích Trí Quảng, “Lược Giải Kinh Đại Bảo Tích II”, tr. 414..
  4. Nhận định của TT. Thích Chơn Minh – Giáo thọ bộ môn: “Phật giáo Ấn Độ – Lịch sử và Học thuyết”, hệ Thạc sĩ, khóa IV, 2021.
  5. Sa môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 42 – Bộ Bảo Tích I – Số 310 (Quyển 1 – 40), Kinh Đại Bảo Tích – Quyển 31 – Pháp hội 11: Xuất Hiện Quang Minh (Phần 2)”, tr. 703.
  6. Sa môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 42 – Bộ Bảo Tích I – Số 310 (Quyển 1 – 40), Số 310 – Kinh Đại Bảo Tích – Quyển 1 – Phẩm Hội 1: Ba Luật Nghi (Phần 1)”, tr. 13 – 16.
  7. Nt.
  8. Nt.
  9. Sđd, tr. 18.
  10. Sa Môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 43 – Bộ Bảo Tích II – Số 310 (Quyển 41 – 90), Kinh Đại Bảo Tích – Quyển 45 – Pháp hội 12: Bồ-Tát Tạng (Phần 11) – Phẩm 8: Sằn-Đề Ba-La-Mật-Đa”, tr. 114.
  11. Thích Thiện Siêu, “Lược Giảng Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện”, tr. 171.
  12. Tư Tưởng Số 4 (Năm 1969), “Khả Tính Của Phật Giáo Đối Với Sự Khủng Hoảng Của Giáo Dục Hiện Đại”, tr. 41.
  13. Thích Trí Quang, “Tinh thần Vạn Hạnh”, Vạn Hạnh – Tạp Chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo dân tộc, số 1-3, 1965, tr. 9.
  14. Trích từ bài giảng của TT. Thích Chơn Minh – giáo thọ bộ môn: “Phật giáo Ấn Độ – Lịch sử và Học thuyết”, hệ Thạc sĩ, khóa IV, 2021.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm