''Đời'' ở trong cảm thọ của chính ta
Chúng sanh trong cõi dục giới luôn hướng về lạc thọ liên quan với vật chất hay chúng sanh khác. Đức Phật không phủ nhận có niềm vui trong cuộc sống này nhưng muốn chúng sanh ý thức về sự vô thường của cảm thọ.
Do bởi có sự thay đổi nên vui có rồi vui mất, hạnh phúc đến rồi hạnh phúc đi. Vì vậy ngay cả lạc thọ, khi chúng thay đổi và mất đi, cũng sẽ gây ưu phiền và đau khổ. Những gì không bền vững, còn đổi thay là khổ (dukkha).
Nhân vật ta quý mến bỏ ta đi. Thay đổi! Ta khổ.
Người ta thương còn đó, nhưng ta phải ra đi. Thay đổi! Ta cũng khổ. Cuối cuộc đời là một con số không vì khi từ giã cõi đời ta không đem theo được gì cả, ngoài nghiệp của ta. Một đồng xu, cắc bạc mà người thân bỏ vào miệng người chết thì cũng còn ở đó thôi (Đây là một nghi thức tang lễ trong vài nền văn hóa). Người đi vẫn đi với hai bàn tay không.

Dù tranh đấu cả cuộc đời, cuối cùng cũng toàn là thất bại và đau khổ vì lạc thọ không nằm trong quyền sở hữu của chúng sanh. Khổ thọ theo liền với lạc thọ trong suốt cuộc luân hồi. Kiếp sống mong manh, phù du, và đời người như cơn gió qua.
Thấy được như vậy nên xưa kia Đức Bồ Tát nảy sinh chán nản với những đau khổ triền miên này. Ngài xuất gia sống đời phạm hạnh để tìm phương cách chế ngự và chiến thắng được tâm vốn đầy phiền não, tìm một sự an vui mãi mãi.
Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta),
Đức Phật dạy bốn cách quán niệm để thiết lập chánh niệm, trong đó có niệm thọ (vedanā):
Tỳ khưu quán sát thọ trong thọ,
Tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm
Để chế ngự tham ưu ở đời.
Đời ở đây không phải ở chợ, ở phố, ở bên ngoài. Đời không ở ngày sau, kiếp tới. Đời ở trong cảm thọ của chính ta, phát sinh từ sự giao tiếp giữa tâm và đối tượng mà ta đang gặp. Cố gắng ghi nhận mọi cảm thọ - khổ thọ, lạc thọ và thọ vô ký - ngay khi chúng vừa sanh khởi, thiền sinh sẽ thấy rõ được sự sinh khởi và hoại diệt của chúng trong từng phút, từng giây, từng sát na. Từ đó sẽ không còn tham muốn, bám víu vào chúng nữa khi chúng đến hay đi. Đó chính là “chế ngự tham ưu ở đời” ngay trong lúc bây giờ, là chiến thắng lớn nhất - chiến thắng tâm!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


14 quả ác nghiệp của người phạm giới nói dối
Phật giáo thường thức
Dưới đây là 14 quả xấu của ác nghiệp nói dối từ trong kiếp quá khứ và 14 quả báu tốt của thiện nghiệp không nói dối từ kiếp quá khứ.

Được thân người và nghe được Phật pháp là đại hạnh
Phật giáo thường thức
Nhà Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Lý ở trên Kinh Phật nói được rất sâu, sự cũng nói được rất nhiều. Ở trong sáu cõi luân hồi được thân người là vô cùng khó, cái cơ suất này quá nhỏ.

Hãy sống thiện mỗi ngày
Phật giáo thường thức
Trong tương lai cái khổ, cái đau sẽ hành hạ chúng ta. Trước khi chưa già, chưa bệnh, chưa bị đau đớn từ thân thể, chúng ta phải biết nỗ lực học hỏi giáo Pháp và thực hành thiền để vun bồi đạo lộ tâm linh, hành trình giác ngộ...

30 quả xấu của ác nghiệp do uống rượu và các chất say
Phật giáo thường thức
Trong Chú giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả xấu của ác nghiệp do uống rượu và các chất say từ kiếp quá khứ như sau:
Xem thêm