Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/10/2017, 15:26 PM

Ấn Độ: Chuyển địa điểm để bảo đảm sự an toàn Kinh điển PG Tây Tạng

Liên quan đến sự an toàn của gần tám vạn (80.000) kinh điển Phật giáo cổ đại và nhiều đồ tạo tác khác, Thư viện Tác phẩm và Lưu trữ Tây Tạng (LTWA), một trong những thư viện và cơ quan lưu trữ tác phẩm Tây Tạng quan trọng nhất thế giới, sẽ đặt Trung tâm Bảo tồn đầu tiên của họ tại Bengaluru, thủ phủ của bang Karnataka miền Nam Ấn Độ.

 
Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng cũng sẽ được đặt tại Viện Giáo dục cấp cao đức Đạt Lai Lạt Ma gần Ramanagaram, khu vực đường cao tốc Bengaluru-Mysuru, một thị xã và là nơi đặt Hội đồng thành phố của quận Bangalore Rural, bang Karnataka, Ấn Độ.

Cư sĩ Geshe Lhakdor, Giám đốc Thư viện LTWA phát biểu: “Chúng tôi lo lắng cho sự an toàn và an ninh của những kinh sách vô giá được lưu trữ ở LTWA, Dharamsala. Vị trí hiện tại, nơi nhiều bản kinh cổ và quý báu được lưu giữ, bị đe dọa bởi vành đai tiểu Himalaya 5 nơi được xem là vành đai nguy hiểm nhất vì động đất trong bản đồ phân vùng rủi ro địa chấn của Ấn Độ. Trong thời gian dài nó có thể gây nguy hiểm đến việc lưu trữ những tài sản vô giá này ở tại một nơi”.
 
Hơn nữa, Cư sĩ Geshe Lhakdor cho biết điều kiện thời tiết ở Dharamsala đã được chứng minh là hết sức bất lợi cho bộ sưu tập nói trên. Ông chia sẻ: “Vì độ ẩm cao, Dharamsala có lượng mưa trung bình rất lớn kéo dài hàng tháng trời. Chúng tôi cần một môi trường tốt hơn để lưu trữ và bảo quản những kinh sách này”.

Cư sĩ Geshe Lhakdor cho biết thêm bản vẽ trung tâm lưu trữ gần Bengaluru đã sẵn sàng: “Dự án cần đến khoản vốn khổng lồ. Chúng tôi đang trông đợi từ các nhà mạnh thường quân, những người có thể giúp chúng tôi bảo tồn những bản kinh cổ này. Đây là những bộ sưu tập quý báu và chúng tôi không thể đánh mất chúng với bất cứ giá nào”.

Được thành lập vào ngày 11/06/1970 bởi đức Đạt Lai Lạt Ma 14, Thư viện LTWA lưu giữ nhiều bản kinh cổ và các đồ tạo tác Phật giáo. Các kinh sách này liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng. Thư viện sở hữu hơn 80.000 bản kinh, sách và tài liệu, hơn 600 bức tranh Thangka, tượng và nhiều đồ tạo tác Phật giáo, ngoài ra còn có hàng ngàn bức ảnh.

“Mục đích chính của thư viện là bảo tồn, phát triển và thúc đẩy văn hóa và bản sắc Tây Tạng. Chúng tôi muốn chia sẻ kiến thức và tri thức của bộ sưu tập này với thế giới”, Cư sĩ Geshe Lhakdor chia sẻ.

Vân Tuyền (Nguồn: Contact Magazine)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm