Thứ năm, 21/11/2024, 16:10 PM

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững? 1

Ảnh minh họa.

Những suy nghĩ, lời nói và hành vi việc làm tốt đẹp lương thiện, mang lại giá trị chân thật cho con người, vạn vật, thiên nhiên sẽ góp phần vun bồi phước đức cho chúng ta.

Trong kinh Đại Phước, đức Phật dạy mười cách vun bồi xây dựng lâu đài phước đức bền lâu và vững chắc: 

1. Hãy xa lánh kẻ xấu người ác, luôn thân cận gần gủi người hiền đức, tôn kính những bậc đáng kính như đức Phật, các vị thánh hiền.

2. Chọn sống trong môi trường có văn hóa tốt, hay tạo tác các nhân lành phúc lương thiện, được đi trên đường chánh đạo đúng đắn.

3. Được học hành, có nghề nghiệp giỏi chính đáng, biết thực hành giới luật, biết nói lời ái ngữ thương yêu.

4. Được cung phụng hiếu dưỡng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp, lương thiện.

5. Sống ngay thẳng, luôn bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử giao tiếp ôn hòa đúng mực. 

6. Tuyệt đối không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, siêng năng làm các việc lành thường xuyên.

7. Biết khiêm tốn lễ độ, biết tri túc và nhớ bốn ơn, không bỏ dịp học thực hành Phật pháp.

8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận các bậc xuất gia tu hành đức độ, luôn học hỏi giáo pháp đức Phật dạy.

9. Sống chánh niệm tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được chân lý Niết Bàn.

10. Sống và làm việc trong thế gian, tâm ngay thẳng không bị ngoại cảnh chi phối, dần bớt các tập khí phiền não, sống an nhiên hạnh phúc và tự tại.

Đức Phật khẳng định: Người nào sống đúng được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng hạnh phúc, phước đức mãi bền lâu.

Chúng ta sống và thực hành những điều Phật dạy trên là chúng ta đang sống theo Chánh pháp, luôn gieo những hạt giống phước đức, thường vun bồi phúc đức.

Cây phước đức của ta sẽ đâm chồi nảy lộc, cành lá sum sê, ra hoa kết trái để tiếp tục thọ hưởng trong tương lai, đời sau. Đúng là thiện nghiệp sinh ra phước đức làm cho đời sống chúng ta được an vui, hạnh phúc, hướng thượng.

Có thể nói, mười điều lành đức Phật dạy trong kinh Đại Phước là gia bảo truyền đời cho những ai muốn sống lương thiện an vui và hạnh phúc chân thật miên viễn.

Cây hạnh phúc

Được vun trồng

Tâm lành tưới tẩm

Hoa trái ngàn năm

Báu truyền đời. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm