Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Bạn là hình ảnh phản chiếu của tự thân mỗi người trong cuộc sống. Một người, nhìn vào những người bạn mà họ có, bạn sẽ thấy được nội dung cuộc sống của họ. Sự thật này được người Pháp đúc kết: “Anh hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”[1]. Vì thế, có một người bạn đúng thật một người bạn có mối quan hệ rất lớn đối với thành công, hiểu biết, hạnh phúc và tự do của bạn.

Đức Phật, trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt[2] , nói có bốn loại bạn đúng thật là bạn, mọi người cần nên trân quý: (1) Người bạn giúp đỡ bạn; (2) Người bạn chung thuỷ trong hạnh phúc và khổ đau cùng bạn; (3) Người bạn khuyên điều lợi ích cho bạn; (4) Người bạn có lòng thương tưởng bạn.
Ngài mở rộng giải thích:
Người giúp đỡ bạn là người che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật (không biết tự kiềm chế bản thân); che chở của cải của bạn khi bạn vô ý phóng dật; làm chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi và giúp đở bạn gấp nhiều lần khi bạn có công việc thật sự cần.
Người chung thuỷ với bạn là người biết giữ gìn những bí mật của bạn cho bạn; chia sẻ những riêng tư của họ với bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó và dám hy sinh bản thân vì bạn.
Người khuyên điều lợi ích cho bạn là người ngăn chặn bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe (hiểu biết) những gì bạn chưa nghe (hiểu biết) và giúp bạn biết con đường đi đến cõi Thiên (thiện nghiệp).
Người thương tưởng bạn là người không hoan hỷ khi bạn gặp nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chặn những ai nói xấu bạn và khuyến khích những ai tán thán bạn.
Ngoài ra, Đức Phật cũng cho biết có bốn hạng người không nên xem là bạn, dù tự cho là bạn: (1) Người cái gì (của bạn) cũng lấy; (2) người chỉ biết nói giỏi; (3) người khéo nịnh hót và (4) người tiêu pha xa xỉ.
Đọc danh ngôn, nghe lời Phật và tự nghiệm bản thân, có thể thấy có một người bạn đúng là bạn có tầm quan trọng vô cùng lớn. Thành công, hạnh phúc, hiểu biết, tự do của bạn, nhìn cho sâu, đều có đóng góp trực tiếp và gián tiếp của những người bạn mà bạn thân cận. Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn. “Bạn chính là trung bình của năm người bạn mà bạn dành nhiều thời gian ở cùng với họ nhất”[3]. Cho nên, một lưu ý cần phải lưu ý là nên có những bạn tốt khi cần có. Mạng lưới quan hệ chính là tài sản của bạn mà cũng chính là ngục tù của bạn. Bạn mà không phải ai hết cần có trách nhiệm với chính bạn. Tất nhiên, bạn muốn có một người bạn thật sự là một người bạn, bạn cũng phải là một người bạn thật sự là một người bạn. Gate!
—————-
[1] Sổ tay Danh ngôn, NXB Văn hoá – thông tin, 1999, trang 153.
[2] Trường Bộ Kinh II, số 31, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.
[3] Jim Rohn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tâm người như tấm vải
Lời Phật dạy
Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ta giống như tấm vải và chính ta cũng là người thợ nhuộm, nhuộm cuộc đời mình với nhiều sắc màu chánh tà trong cuộc sống hiện tại.

Phật dạy: “Tu mà vui như chơi mới tiến”
Lời Phật dạy
Tu tập cũng giống như thực hiện bất cứ một công việc nào khác đều đòi hỏi sự chuyên cần. Chính sự bền bỉ, tinh chuyên là nền tảng, bí quyết của thành công. Trong đó, ý chí là nhân tố quan trọng để duy trì và tăng trưởng sự tinh cần tinh tấn.

Tu hành nên thức và nên ngủ
Lời Phật dạy
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn.

Bị trúng lao mà không hay biết
Lời Phật dạy
Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?
Xem thêm