Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/11/2015, 08:45 AM

Ấn Độ: Hội đàm Vật lý Lượng tử và Triết học Trung Quán luận tại Đại học Jawaharlal Nehru

Ngày 12/11/2015 đã diễn ra Hội đàm Vật lý Lượng tử và Triết học Trung Quán luận tại Đại học Jawaharlal Nehru (Jawaharlal Nehru University), một trong những trường nổi tiếng nhất ở New Delhi, Ấn Độ về lĩnh vực khoa học xã hội. Hội đàm được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13/11/2015.

Vào buổi sáng sớm tinh sương, trong khuôn viên xanh của trường Đại học thật vui tươi, Giáo sư Prasenjit Sen, Viện trưởng, Giáo sư SK Sopory, Phó Viện trưởng Đại học Jawaharlal Nehru (Jawaharlal Nehru University) cùng các Giảng viên, Sinh viên thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma theo nghi thức truyền thống Tây Tạng.
 
Trước khi vào Giảng đường, các Đại biểu được đức Đạt Lai Lạt Ma trao phù hiệu Logo của Đại học Jawaharlal Nehru (Jawaharlal Nehru University), biểu tượng trong việc trao đổi học thuật quốc tế, nâng cao kiến thức cho sự tiến bộ của con người. Sau đó, Ngài được cung thỉnh lên bàn Chứng minh, Giáo sư Prasenjit Sen, Viện trưởng Đại học Jawaharlal Nehru Tuyên bố khai mạc Hội đàm Vật lý Lượng tử và Triết học Trung Quán luận.

Giáo sư Prasenjit Sen chia sẻ rằng: “Chúng ta bắt đầu một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về Vật lý Lượng tử và Triết học Trung Quán luận. 
 
Hy vọng sẽ tạo ra một nơi hợp lưu của hai luồng tư tưởng khác nhau, đó là lý do tại sao các chuyên gia uy tín chúng ta có mặt hôm nay”. 

Giáo sư SK Sopory, Phó Viện trưởng Đại học Jawaharlal Nehru chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma và quý Đại biểu. Giáo sư SK Sopory tri ân đức Đạt Lai Lạt Ma cố vấn vấn đặt biệt mới có buổi Hội đàm như thế này. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Thưa tất cả huynh đệ thân mến, tôi rất hân hạnh được cùng với quý vị để chia sẻ những gì giá trị nhất trong cuộc sống của chúng ta. Tôi là một con người bình thường như bao nhiêu người khác, không có gì đặc biệt. Tôi bắt đầu nghiên cứu và ghi nhớ suốt mấy mươi năm. Thậm chí nay tuổi đã bát tuần, tôi vẫn đọc và suy gẫm mỗi ngày về những bậc thầy vĩ đại của Đại học Nalanda, ngôi trường của Phật giáo, trung tâm giáo dục cao cấp nhất thời cổ đại, được xây dựng đầu tiên trên thế giới.
 
Điều này tôi cảm thấy thực sự hữu ích cho việc giữ một tâm hồn thanh thản và cởi mở. Tôi vẫn nghĩ đến lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng, niềm tin chân chính là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác nói dù đó là truyền thuyết có từ nhiều đời. Nghe điều gì ta cũng phải nên suy nghĩ, tìm tòi, xem sự việc đó có thiết thực, lợi ích hay không. Khi ta muốn tin điều gì mà không có trí tuệ suy xét, không chứng minh được nguồn gốc của nó, thì dễ rơi vào mê tín, dị đoan. Đức Phật cũng dạy chúng ta đừng vội tin những gì được nhiều người tin theo. Nếu họ là nhà trí thức có đời sống đạo đức, nhân cách cao thượng, được nhiều người quý mến, kính trọng, thì ta cũng phải suy xét cho kỹ càng giá trị, lợi ích của họ. Niềm tin của chúng ta căn cứ trên những tiêu chuẩn như vậy mới là niềm tin chân chính.

Lúc thiếu thời ở tuổi 19, 20, tuổi trưởng thành, tôi rất tò mò về khoa học và quan tâm đến Vật lý, Cơ khí, Hóa học. Năm 1954, tôi có duyên được gặp lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nhiều lần. Ông ta thán phục tôi về lý luận Khoa học, nhưng Ông không quên nhắn nhủ với tôi rằng tôn giáo là liều thuốc độc. 

Sau khi tỵ nạn sang Ấn Độ, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau trong cuộc sống, trong đó có các nhà Khoa học.

30 năm về trước, tôi đã một loạt các cuộc đối thoại tập trung vào Thần kinh học, Vật lý, bao gồm cả Vật lý Lượng tử, và Tâm lý học. Những cuộc thảo luận phần lớn được lợi ích lẫn nhau. Các nhà khoa học đã biết được nhiều hơn về tâm thức và cảm xúc, trong khi chúng tôi đã đạt được lời giải thích tinh tế hơn của vật chất. 

Tôn giả Shantarakshita (Tu viện trưởng vĩ đại ở Tây tạng), người đã đem ngọn đèn Pháp đầu tiên tới Tây Tạng, từ đó Phật giáo đồ Tây Tạng đã bảo tồn truyền thống Nalanda, thông qua nghiên cứu và thực hành nghiêm ngặt. 

Khoảng 15-20 năm trước đây, tại một số cuộc họp, các nhà Khoa học Vật lý Ấn Độ, Tiến sĩ Raja Ramanna Trung tâm Công nghệ Advanced (RRCAT) nói với tôi rằng; Ông đã đọc Trung Quán luận (Madhyamaka-sastra) của Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna), và ông rất ngạc nhiên khi thấy những gì ông hiểu về Vật lý Lượng tử. 
 
Một năm trước đây, tại Presidency College, Kolkata, Ấn Độ, Giáo sư S Bhattacharya nói rằng theo học Vật lý Lượng tử không có gì tồn tại khách quan, mà lại đánh giá quan điểm tôi tương ứng với Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) qua Trung Quán luận (Madhyamaka-sastra). 

Theo lý thuyết về tính không, thì một lòng tin bất kỳ vào một thực tế khách quan có nền tảng dựa trên một giả định về sự tồn tại bản chất độc lập thì sẽ không hợp lý lẽ. Tất cả sự vật và hiện tượng, bất kể là vật chất, tinh thần hay các khái niệm trừu tượng như là thời gian, đều thiếu vắng tính tồn tại khách thể độc lập. Để có được sự tồn tại độc lập, bản chất như thế sẽ phải ngụ ý rằng những sự vật và hiện tượng đó tự chúng bằng cách nào đó đầy đủ và do đó hoàn toàn tự nội tại. Điều này có nghĩa là không sự vật gì có khả năng tương tác và gây được ảnh hưởng lên các hiện tượng khác. Nhưng ta biết rằng có nhân và quả vặn chìa khoá khởi động, bu-gi đánh lửa, máy nổ, động cơ chuyển vận, xăng và nhớt được đốt. Trong một vũ trụ của các sự vật tự nội tại, tồn tại một cách tự tính[13], thì những sự kiện như thế không thể xảy ra. Tôi sẽ không thể viết lên giấy, và bạn sẽ không thể nào đọc những chữ trên trang giấy này. Nhưng bởi vì chúng ta tương tác và thay đổi lẫn nhau, nên ta phải thừa nhận rằng ta không độc lập mặc dù ta có thể cảm thấy hay trực giác rằng chúng ta có sự độc lập.

Tôi đánh giá rất cao tất cả những nhà chuyên gia học giả, triết gia, khoa học đã đóng góp cho buổi Hội đàm hôm nay.

Trong cuộc đời của chúng ta, đã được sử dụng thêm các tài liệu khoa học để phát triển kinh tế. 
 
Cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học bắt đầu thấy yên tâm là quan trọng đối với thể chất sức khỏe và hạnh phúc. Thực tế nhiều trong những vấn đề chúng ta phải đối mặt ngày nay đều bắt nguồn từ tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể được cầu nguyện với đức Chúa hay đức Phật để giúp chúng ta giải quyết vấn đề như vậy, họ có thể trả lời rằng kể từ khi chúng ta tạo ra những vấn đề, kết đến với chúng ta để giải quyết chúng. Đây là lý do tại sao chúng ta phải làm việc để xây dựng một thế giới từ bi tốt hơn. Chúng ta cần có một cách tiếp cận thế tục để ban hành các giá trị nhân bản phổ quán.

Tôi hy vọng Hội đàm như thế này có thể giải quyết được hai mục đích: Mở rộng kiến thức của chúng ta, và cải thiện cái nhìn thực tế, vì vậy chúng ta có thể giải quyết tốt hơn sự cảm xúc phiền não của chúng ta.

Như một kết quả của việc kết hợp ấm lòng Từ tâm với trí thông minh, tôi hy vọng chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để đóng góp  cho nhân loại hạnh phúc”.

Phiên họp đầu tiên, dưới sự chủ trì của Giáo sư Mukunda, nhà nghiên cứu Phật pháp và Triết lý Khoa học, Giáo sư Michel Bitbol thuyết trình đề tài: “Vật lý Lượng tử phụ thuộc lẫn nhau”. Trong đó, Giáo sư Michel Bitbol so sánh về phê bình triệt để các quan điểm siêu hình và bản thể đã từng được đề xuất. Giáo sư đề xuất một tính năng đặc trưng của Vật lý Lượng tử ‘vướng víu’ hoặc ‘không phân chia’, gợi nhớ đến những khái niệm của Phật giáo về Duyên sinh. Cũng giống như các văn bản cổ cảnh báo rằng các giải thích về sự trống rỗng có thể gây sốc, Giáo sư trích dẫn Niels Bohr nói rằng những người không bị sốc bởi lý thuyết lượng tử đã không hiểu nó.

Thượng Tọa Giáo Sư Geshe Ngawang Samten, Viện Trưởng và TGĐ của Học viện trung tâm nghiên cứu Tây Tạng cao cấp ở Sarnath, Ấn Độ chủ trì phiên họp thứ hai. 

Phiên họp giao dịch buổi chiều dưới sự Chủ trì của Giáo sư Rajaram Nityananda.

Hội đàm tiếp tục vào ngày 13/11/2015.
 

Thích Vân Phong, ảnh: Tenzin Choejor
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm