Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/03/2023, 16:07 PM

Ánh sáng từ bi

Tâm từ bi của Phật là Thánh hạnh, nếp sống từ tâm cao cả phát sáng tự nhiên không có bóng mờ của vị kỷ, chỉ lo nghĩ cho người khác.

Tâm từ bi của người con Phật là thực hành tâm thức nỗ lực nuôi dưỡng và thực thi. Ánh sáng từ bi là một dạng năng lượng tích cực để chuyển hóa tự thân và chuyển hóa cuộc đời đi đến hoàn thiện, hạnh tu của người con Phật không gì khác là mở rộng tâm để ánh sáng từ bi của đức Phật soi rọi vào cõi tâm ta.

Mẹ tôi từ nhỏ đã theo Đạo Phật, biểu lộ tấm lòng nhân ái lòng thương người thương vật, tính ôn hòa trầm tư đã luôn dạy và giác ngộ các con trong cuộc đời này. Hàng ngày Mẹ tôi năng tụng kinh ăn chay niệm Phật. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mẹ tôi từ nhỏ cho đến trưởng thành chưa bao giờ đi học chữ, không biết vì đâu? Mẹ tôi vẫn đọc được quyển kinh khi đặt trước mặt để tụng kinh niệm Phật. Tôi không tin, tôi lấy một quyển kinh khác đặt trước mặt bà, bà đánh vần được. Bà còn đọc được cả truyện Kiều và còn thuộc làu nữa. Một hôm tôi hỏi Mẹ và nói, mẹ không biết chữ mà vẫn đọc được kinh. Bà nói: Có được phước báu to lớn đó do nhiều nhân duyên ở nhiều kiếp xưa. Tôi nhận ra do Mẹ tôi nhận được cảm xúc nhiệm màu từ ánh sáng từ bi ở Đức Phật soi chiếu tâm thức đã truyền năng lượng cảm hóa khơi thông trí tuệ, vô ngã, vị tha, nhân bản bình đẳng. Vậy đó, ánh sáng từ bi của Đức Phật là vô biên.

Ánh sánh từ bi lan tỏa ở đâu thì ở đó không có hận thù oan trái, kẻ cướp buông đao hung dữ mỉm cười, tình tương ân tương ái, thuận hòa làm mát mẻ trái tim, làm phơi phới lòng người.

Ánh sáng từ bi là năng lượng giúp cho cuộc đời vơi khổ và thoát khổ. Tâm từ bi được ánh sáng từ bi truyền tiếp năng lượng để tu học hàng ngày, nhằm hoàn thiện bản thân, không làm ác vô hại (không sát sinh không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu...), tôn trọng sự sống hạnh phúc của người khác như của chính mình, làm các thiện hạnh là lẽ sống, nỗ lực kiến tạo an lạc cho mình, và an lạc cho người khác. Dòng chảy của tâm từ bi dâng trào đến đâu thì ở đó có hạnh phúc an lạc, vắng bóng mọi phiền muội khổ đau, xua tan mọi lo lắng khổ ải.

Ánh sáng từ bi soi rọi hàng ngày khơi dậy cho ta hàng ngày phải thực hành tu tập tâm ý không hạn lượng( Rộng lớn), không hạn chế trói buộc.

Khi những hoàn cảnh cùng khổ xảy ra, người ta mong ước có vị Bụt với tấm lòng từ bi hiện ra. Cưả chùa được người đời gọi cửa Phật là “cửa từ bi”, bóng dáng của vị sư được gọi là  “bóng từ bi”, lòng hiền từ hay giúp đỡ người khác gọi là “lòng từ bi”, thậm chí đôi mắt từ bi, đôi môi từ bi, như vậy từ bi là thuần của Phật giáo đã ăn sâu vào tâm trí nhân gian, là niềm tin, hiền lành thân thiện. Cội nguồn của từ bi là trí tuệ, tức cái tâm thấy rõ khổ đau của tự thân và của người khác.

Khi ta tu tâm Từ, thì tâm Bi sẽ xuất hiện kèm theo, bởi có tình thương, ta mới dùng đôi tai để lắng nghe, dùng trái tim để thấu hiểu và sử dụng bàn tay để nâng đỡ những người cùng khổ, ta có thể mang ánh sáng Phật pháp của từ bi đến những nơi còn đầy bóng tối. Trong kinh Trung A Hàm Đức phật dạy “Cái khổ đến với mình đây là sinh ra từ nhân duyên, chứ chẳng phải không sinh ra từ nhân duyên”  (Thích Thiện Siêu 1992, kinh Trung A Hàm tập 1 Viện nghiên cứu Phật học việt Nam TPHCM, tr. 369). Vì vậy, tất cả đều có nhân duyên mà thành tựu, khi tình thương yêu được chia sẻ ta cũng nhận lại tình cảm thương yêu.

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về bốn tâm vô lượng gồm, Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỉ vô lượng, Xả vô lượng. Bốn tâm này đối tự với bốn phiền não là sân hận, ganh tỵ, buồn bực, ham muốn.

Đức Phật giảng “Có bốn vô lượng, hỡi các Tỉ khâu, một người tràn đầy tâm từ (bi, hỉ, xả) sẽ phóng tâm đó đi một hướng, hai hướng, ba hướng, bốn hướng, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh, người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm từ (bi, hỉ, xả) tâm thức vô lượng, vắng bóng sân, hận, khổ đau, phiền não”.(Theo vi.m.wikipedia)

Từ vô lượng còn gọi là tâm từ, tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn, khoan dung, đối nghịch với sân hận, giận dữ. Tình yêu thương to lớn (không phải là tình yêu lứa đôi) đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, làm cho tâm ta trở nên êm dịu, chân thành, thiện ý.

Bi vô lượng, bi là thương xót thấu hiểu, cảm thông, cùng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác, làm cho tâm người thiện lành, rung động trước sự đau khổ của người khác, biết chia sẻ giúp đỡ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Hỉ vô lượng là tâm hoan hỉ vui mừng, thành tâm với hạnh phúc, thành công, thành quả của người khác. Tâm hỉ đối với âu lo, phiền não, ngăn ngừa lòng gen gét đố kỵ.

Xả vô lượng là không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì, từ bỏ tham lam, ích kỷ, vong tâm, kiêu ngạo khi tự coi mình là trung tâm, đề cao giá trị bản thân, đời là bể khổ nhưng bản thân vẫn ung dung tự tại bình thản, không bận lòng, không lo lắng trước thuận cảnh hay nghịch cảnh, chèo lái con thuyền đời đi đến cuộc sống an nhiên.

Mọi hiện tượng luôn luôn chuyển biến theo quá trình thành, trụ hoại, không (sinh, trụ, dị, diệt) nên không mê đến vật chất giả tạm, không vui quá đà, mà cũng không luẩn quất u sầu, vinh hay nhục thì tâm không động.

Mẹ tôi luôn dạy nhắc nhở tôi nỗ lực thực hành tu tâm, hân hoan làm các thiện sự, giúp cho cuộc đời vơi khổ, thoát khổ hẳn là đang thực hành tâm nguyện từ bi mà ánh sáng từ bi của Đức Phật đã truyền năng lượng thúc đẩy gieo mầm từ bi vào trong tôi tự khi nào phát triển lên đưa tôi tới miền giải thoát tham sân si. Tôi đã thấm nhuần lời Phật dạy (nhất tâm bất loạn), nghĩa là: Từ một ngày cho đến bảy ngày làm thế nào để có được nhất tâm nghĩa là chăm chăm chú chú vào việc nguyện cầu, khiến được trong lặng hoàn toàn không loạn động, tâm không có chút gì điên đảo.

Tiếp nối truyền thống từ bi cao quí mà chư Phật và chư vị Bồ Tát đã soi rọi trong mỗi con người Phật của con, và nhận ra rằng từ bi chính là sự sống chứ không phải là giáo thuyết. Lòng từ bi không chỉ ở con người Phật tử mà là của tất cả mọi người trên trái đất, bởi ai ai cũng muốn sự hòa bình, mong được thương yêu và cần cầu hạnh phúc.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Ngô Văn Bình; địa chỉ: Ngô Quyền, Sơn Tây, Hà Nội.                                       

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm