Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/01/2024, 16:33 PM

Ba điều quan trọng cho việc vãng sanh

Con đường thành tựu của người tu pháp môn Tinh Độ là được vãng sanh về thế giới Cực Lạc A Di Đà. Phương tiện để được vãng sanh là công phu tu niệm chí thành, tha thiết.

Nhưng có được ý chí phấn đấu thực hành phương tiện đó, phải nhờ vào ba điều kiện tối quan trọng, đó là: Tín, nguyện, hạnh, thiếu vắng một trong ba điều này hành giả chỉ loay hoay trong vòng nhơn quả phước báo thế gian và cảnh Tây phương Cực Lạc vẫn còn hẹn lần mãi. Vậy đã tu niệm Phật thì phải gắn liền ba điều kiện trên. Trước tiên hành giả phải đặt lòng tin, rồi lập nguyện, sau cùng là thực hành.

Tín: niềm tin đầu tiên căn bản nhất là tin đức Phật Thích Ca nói ra pháp tu niệm Phật là một sự thật. Một sự thật như trăm ngàn sự thật khác. Nếu ở đời sống thường nhựt, chúng ta đã tin bao nhiêu việc có thật do những tiền nhân đi trước nói lại, để lại thì việc tin lời Phật dạy còn phải mạnh mẽ hơn gấp trăm ngàn lần. Trong kinh Tiểu Địa Quán nói “Như người không tay tuy đến bảo sơn (núi ngọc báu), trọn vẹn không lấy được gì. Kẻ không có niềm tin, tuy gặp Tam Bảo cũng không được chi (18).” Đó là lợi ích của niềm tin khi bước vào đạo, huống chi người tu Tịnh độ lấy niềm tin làm gốc để được vãng sanh. Tuy vậy Phật cũng không dạy chúng ta chỉ có niềm tin suông, mà thiếu suy xét, “Tin ta mà không hiểu ta, là phỉ báng ta”.

tc3a2y-phc6b0c6a1ng-ce1bbb1c-le1baa1c

Chúng ta lại có thể suy cứu tìm hiểu, qua giáo lý của Phật để lại, là một chứng minh điều Phật dạy bao giờ cũng là chân lý. Chẳng hạn Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Pháp Nhân Duyên, Nhân Quả Nghiệp Báo…và chẳng những giáo pháp ấy được xiển dương ca tụng bởi các hàng Phật tử con Phật như chúng ta mà ngay cả các vị ngoại đạo tôn giáo khác cũng thầm khen ngợi đây là một chân lý muôn thuở. Xin trích ra lời của giáo sư Rhys Davids (1842 -1922) người Anh, chuyên về Đông phương học. Nguyên văn như sau: “Buddhist or not Buddhist, I have examined every one of the great religious systems of the world, and in none of them have I found anything to surpass, in beauty and comprehensiveness, the Noble Eightfold Path and the Four Noble Truths of the Buddha. I am content to shape my life according to the path .”

“Phật tử hay không Phật tử, tôi đã nghiên cứu đủ mọi hệ thống tư tưởng của mọi giáo phái vĩ đại trên thế giới và đã tìm thấy không một hệ thống nào, trên phương diện toàn mỹ cũng như về mạch lạc hiểu thấu có thể hơn được lời dạy của đức Phật về Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế. Tôi thật hài lòng sống đời mình trong khuôn khổ đường lối dạy này (19).”

Hơn thế nữa cho dù nhân loại có tin hay không tin thì giáo pháp của Phật vẫn muôn đời là chân lý xảy ra trước mặt chúng ta. Thí dụ bốn điều khổ: sinh, lão, bệnh, tử. Định luật giả lập của mọi vật: Thành, Trụ, Hoại, Không (sanh ra có mặt, tồn tại khoảng thời gian nào đó, thời kỳ hư hoại, tan nát biến mất đi).

Khi đã tin lời Phật dạy là muôn thuở sự thật, thì pháp tu niệm Phật do Phật nói ra hoàn toàn cũng sự thật. Cũng như cõi nước Cực Lạc Tây Phương, nơi đó đức Phật A Di Đà làm giáo chủ vẫn là điều thật có như bao nhiêu cõi Phật khác.

Tiếp theo niềm tin là tin lời nguyện của Phật A Di Đà; lời nguyện này cũng do đức Phật Thích Ca lập lại, và trong phần tin này lời nguyện của Phật A Di Đà trở nên vô cùng quan trọng mà chúng ta nhất định phải tin. Điều này quyết định việc nhất tâm niệm Phật hướng về sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Chẳng hạn lời nguyện thứ mười chín của Ngài trong kiếp là Tỳ Kheo Pháp Tạng:

“Ví con được thành Phật, mười phương chúng-sinh, phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, dốc lòng phát-nguyện, muốn sinh về cõi nước con, đến lúc mệnh chung, ví con chẳng cùng Đại-chúng vây quanh, hiện thân trước người đó, thời con không thành bậc chánh giác (20).”

Niềm tin tới đây đã là quyết chí rồi, tuy nhiên còn lại là tin vào bản thân ta có được tiếp độ hay không. Vì có một số người vẫn còn nghi ngờ khó được vãng sanh mặc dù có tín tâm đầy đủ. Trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy “Ta quan sát tất cả chúng sanh ở trong các phiền não tham dục, sân hận, ngu si, đều có Phật trí, Phật nhãn, Phật thân nghiễm nhiên bất động. Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh ở trong phiền não, có Như Lai tạng thường lành không ô nhiễm đức tướng đầy đủ cùng với ta không khác…(21)” Qua lời dạy trên chúng ta đã hiểu, tâm chúng sanh là tâm Phật, nhưng vì bị vô minh che lấp, khó lắng động trở về với Phật tánh chân như. Nếu như thành tâm tín niệm thì Phật tánh sẽ hiển lộ nơi tâm liền đó cảm ứng với tâm Phật, và như thế lo gì đức Phật A Di Đà không cảm ứng được ta chăng!

Nguyện: người tu Tịnh Độ khi đã có tín tâm kiên cố rồi, thì phải phát nguyện. Nguyện là động lực duy trì niềm tin vững chắc hơn. Không có nguyện, niềm tin không đưa đến việc thành tựu công đức, cũng như trong sinh hoạt đời sống, người nào có chí nguyện với nghề nghiệp tương lai thì người đó trước sau gì nhất định phải thành công. Nguyện của người tu niệm Phật là được Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc vừa sau khi bỏ thân mạng này. Tâm nguyện như thế phải luôn luôn khắc ghi bên mình. Mỗi khi niệm Phật hay trì kinh, hoặc làm công việc gì công đức, liền hồi hướng nguyện lấy công đức đó mà sanh về Cực Lạc. Khi phát nguyện lại phải thành kính tha thiết. Nguyện lực có được cảm ứng và thành tựu phần lớn do sự chí tâm mà ra.

Để tạo nguyện lực kiên cố hơn mãi, chúng ta nên nghĩ về cái khổ ở cõi Ta Bà và cái vui nơi Cực Lạc. Rồi lại nghĩ vì muốn cứu độ mọi người ra khỏi biển khổ nên cầu sanh Cực Lạc đắc pháp vô sanh để trở lại Ta Bà cứu độ chúng sanh. Nguyện được như vậy mãi mãi thì chắc chắn ngày về Cực Lạc sẽ không còn xa với người tu Tịnh Độ.

Hạnh: Đã có niềm tin, đã phát lời nguyện phần còn lại là phải thực hành. Hành trì niệm Phật là phần tối yếu không thể thiếu của người tu Tịnh Độ. Bởi vì dù có tin mức nào, nguyện thế chi mà không hành trì thì hóa ra lời tin suông nguyện rỗng. Giống như kẻ đi thuyền gặp nạn nước vào thuyền sắp đắm, kẻ ấy tin rõ như vậy, rồi chỉ cầu nguyện mà không ra công tát nước, cứu chữa, trong khi dụng cụ cứu chữa sẵn có trong thuyền.

Hành trì niệm Phật lại phải gia công chuyên cần tinh tấn, hễ tín, nguyện thế nào thì hành trì tha thiết theo thế đó. Cũng không chỉ nhất thời dũng mãnh phát tâm niệm Phật vài tuần, đôi tháng cho đến vài năm rồi có thể nghĩ rằng đủ công đức vãng sanh Cực Lạc, mà phải thực hành niệm Phật luôn luôn, phải nên xem như món ăn tinh thần trong đời sống. Trong kinh A Di Đà có dạy “không thể dùng nhân duyên thiện căn phước đức ít mà có thể vãng sanh về nước Tịnh Độ kia …” Thế nên phải niệm cho đến trọn đời may ra mới có đủ thiện căn phước đức. Tuy nhiên người niệm Phật cũng cần vun bồi thêm công đức như bố thí, trì giới để trợ lực phần niệm Phật được đầy đủ thiện căn cho việc vãng sanh được chắc chắn .

Nói tóm lại ba điều kiện là ba tư lương với người niệm Phật, thiếu một trong ba điều này việc vãng sanh hẳn khó thành. Do đó người tu pháp môn Tịnh Độ nên nắm vững, như thế kết quả vãng sanh sẽ đến một cách tốt đẹp.

Trích Hương thơm niệm Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm