Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/12/2020, 10:14 AM

Bậc tu hành đắc đạo trong đời này còn thấy mình khổ đau nữa không?

Đức Phật hay các vị A la hán khi đã tu chứng thì tất cả chủng tử hữu lậu biến thành vô lậu nghĩa là tất cả tội nghiệp đã được hóa giải vì thế bệnh tật là chuyện thường do ngoại duyên đưa đến chớ không phải trả nghiệp gì cả.

Trong Kinh Na Tiên Tỳ kheo:

Vua Di Lan Đà hỏi:

- Bạch Đại đức, bậc tu hành đắc đạo không còn tái sanh trong đời sau, nhưng trong đời nầy có còn thấy mình đau khổ nữa không?

- Tâu Đại vương, tùy từng việc một. Có việc còn thấy đau khồ, có việc không.

- Có việc có, có việc không, là như thế nào?

- Đau khổ của thân thì còn, đau khổ của tâm thì hết.

- Vì sao vậy?

- Sở dĩ thân còn đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ nầy là thân, hễ nhân duyên ấy còn tồn tại thì đau khổ của thân còn. Sở dĩ tâm hết đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ thứ hai là lòng tham dục, một khi tâm ý đã dứt trừ hết các điều dữ, tham dục không còn nữa, thì đau khổ của tâm hết.

Sở dĩ thân còn đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ nầy là thân, hễ nhân duyên ấy còn tồn tại thì đau khổ của thân còn. Ảnh minh họa.

Sở dĩ thân còn đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ nầy là thân, hễ nhân duyên ấy còn tồn tại thì đau khổ của thân còn. Ảnh minh họa.

Có bị cộng nghiệp khi giúp người đang bị đau khổ?

Người đắc đạo thì tâm đã giải thoát, nhưng thân hằng ngày vẫn còn ăn uống, đi đứng, nằm ngồi cho nên còn tùy thuộc ngoại duyên. Nếu ngoại duyên tốt thì ít đau bệnh, ngược lại thì vẫn có bệnh. Nên nhớ Đức Phật hay các vị A la hán khi đã tu chứng thì tất cả chủng tử hữu lậu biến thành vô lậu nghĩa là tất cả tội nghiệp đã được hóa giải vì thế bệnh tật là chuyện thường do ngoại duyên đưa đến chớ không phải trả nghiệp gì cả.

Thí dụ thời tiết thay đồi, ăn uống vật thực không quen thì có bệnh thế thôi. Ngay cả Đức Phật cũng có bệnh cảm, bệnh đau nhức, bệnh kiết lỵ... cho nên người tu Phật là người biết kiềm chế việc ăn uống (không tham ăn, tham uống) thì thân bệnh chắc chắn sẽ giảm thiểu rất nhiều. Cho nên: “Đa dục vi khổ, Sanh tử bì lao, Tùng tham dục khởi, Thiểu dục vô vi, Thân tâm tự tại...” nghĩa là càng tham muốn thì càng khổ. Có sinh tử khổ đau cũng do chạy theo tham dục. Bây giờ bớt tham dục thì cuộc đời sẽ nhẹ nhàng, thanh thoát, an vui, tự tại.

Người đắc đạo thì tâm đã giải thoát, nhưng thân hằng ngày vẫn còn ăn uống, đi đứng, nằm ngồi cho nên còn tùy thuộc ngoại duyên. Ảnh minh họa.

Người đắc đạo thì tâm đã giải thoát, nhưng thân hằng ngày vẫn còn ăn uống, đi đứng, nằm ngồi cho nên còn tùy thuộc ngoại duyên. Ảnh minh họa.

Đau khổ không vì thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều

- Bậc tu hành đã đắc đạo rồi mà không khiến thân lìa được khổ đau, như thế là chưa chứng đắc Niết Bàn chăng? Đắc đạo rồi mà thân còn đau khổ thì làm sao gọi là đắc đạo? Còn nán ở lại trần thế làm gì để còn chịu khổ đau?

- Tâu Đại vương, bậc đắc đạo không chuộng mà cũng không ghét, không tìm cầu mà cũng không xua đuổi. Bình thản mà sống giữa cõi đời này, không hấp tấp, không vội vả. Ví như chuối non không cần phải vú ép. Lại cũng không cần chờ chuối chín để chực hái. Vì vậy nên đức Xá Lợi Phất xưa có dạy rằng:

Không cẩn tịch diệt,

Cũng không cần trường sanh.

Chưa phải lúc thì ở,

Thời đến thì ra đi.

Vua liền ngợi khen: Hay thay! Hay thay!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm