Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/07/2020, 14:35 PM

Vì sao ta phải sống trong đau khổ lầm mê?

Chúng ta vì vọng tưởng điên đảo không phân biệt được đúng sai nên chấp trước, bám víu vào nhau mà làm đau khổ cho nhau.

Tháo bỏ “cặp kính phiền não” bạn sẽ nhận lại tâm bình yên

Do không thấy được bản chất của các pháp là không thật có nên chúng ta kẹt vào có - không, được - mất, nên - hư, thành - bại mà điên đảo vọng tưởng thấy tất cả đều thật có. Tình yêu cũng có thể làm cho con người mù quáng và dẫn đến thất điên bát đảo, ta yêu trong vội vã, vật vờ vì duyên nợ năm xưa.

Một người con gái đã lấy chồng hơn 40 năm và có được một đứa con, người chồng lúc này bắt đầu sinh tật hay nhậu nhẹt với bạn bè mà đi trễ về sớm bất thường, cử chỉ thương yêu bắt đầu phai nhạt. Trong tình yêu thương, người đàn ông ít bao giờ chung thủy dù có vợ đẹp con xinh do thói quen háo sắc, ham mê của lạ vì quan niệm thời xưa “trai năm thê bẩy thiếp, gái chính chuyên một chồng”.

Do vô minh dẫn tới những hành động trong nông nổi, dại khờ và thiếu hiểu biết. Do thiếu hiểu biết mà hành động không đúng đắn nên sinh ra tội lỗi.

Do vô minh dẫn tới những hành động trong nông nổi, dại khờ và thiếu hiểu biết. Do thiếu hiểu biết mà hành động không đúng đắn nên sinh ra tội lỗi.

Câu chuyện về một nắm muối và nguồn gốc của sự khổ đau

Sự ghen tuông không có hiểu biết sẽ dẫn đến nhiều tai hại dù vì yêu nên mới ghen, ít ai chịu chia sẻ cho người khác. Khi yêu nhau trái tim ta màu xanh, khi có người thứ ba tình yêu bắt đầu rạn nứt, ta điên đảo vọng tưởng khiến mình đau khổ vô cùng. Ta điên đảo vì quá say mê trong tình ái, khi quá si mê dễ dẫn đến mất khôn, có thể nghĩ và làm những chuyện rất động trời như mướn người tạt axít kẻ tình địch, hoặc cắt của quý vì ta cảm thấy bị hất hủi, bị mất mát, bị đau thương và chới với, chơi vơi giữa dòng đời vô tận.

Sợi dây luyến ái làm cho con người càng bị xiết chặt hơn, khi thương thì thương dữ lắm, cái gì cũng có thể bỏ qua; khi không được thương thì trở nên thù hằn, ghét bỏ và sẵn sàng giết nhau. Do vô minh dẫn tới những hành động trong nông nổi, dại khờ và thiếu hiểu biết. Do thiếu hiểu biết mà hành động không đúng đắn nên sinh ra tội lỗi. Thường thì con người ta hay mù quáng trong tình yêu, từ chỗ thiếu hiểu biết mới dẫn đến hành động tội lỗi mà nhiều gia đình tan nát, đổ vỡ, chia lìa, con cái rơi vào vòng tệ nạn xã hội.

Do vô minh không biết đúng sai dẫn tới hành động là sự tạo tác gồm ý suy nghĩ, miệng nói năng, thân hành động theo chiều tốt hoặc xấu. Do tạo tác lâu ngày thuần thục nên gọi là nghiệp, gồm ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp. Nghiệp có thể là tốt hay xấu, lành hay dữ tùy thuộc vào sự tạo tác của mỗi người. Khi ta suy nghĩ mà không có Chánh niệm Tỉnh giác thì sẽ làm tâm mình vẩn đục, từ đó ta làm khổ người, hại vật và cứ như thế ta bị dòng suy nghĩ xấu cuốn đi theo dòng nghiệp ác.

Chính từ suy nghĩ mà dẫn đến hành động thiện hay ác là do ta tự nhận thức lấy mà sống trên thiên đường hay địa ngục trần gian. Khi ta biết giữ 5 giới của nhà Phật thì mình sẽ mở rộng cánh cửa tự do của bầu trời bao la, rộng lớn không bị sự ngăn ngại nào. Hành động thiếu trách nhiệm, không ý thức dù nhiều hay ít sẽ góp phần xây dựng bức tường địa ngục kiên cố cho chính ta.

Thân này hoạt động và chịu sự sai khiến của ý, ý nghĩ tốt thì thân cũng tích cực làm việc có ích để giúp đỡ, sẻ chia. Lời nói từ ái, nhẹ nhàng luôn đem niềm an vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Lời nói mê hoặc hay ác độc có tính cách hại người sẽ gây thương tổn và mang tới sự khổ đau. Chúng ta phải nguyện thực tập sống thủy chung hay bảo vệ tiết hạnh cho bản thân và cho những người khác bằng cách không sống thử, không quan hệ trước hôn nhân, không quan hệ bất chính với người không phải chồng hay vợ. Dù là nam hay nữ chúng ta cũng quý trọng sự đoan chánh, hạnh phúc gia đình và bảo vệ sự thuỷ chung. Ta biết thực tập cho thân khoẻ mạnh, tâm an ổn thì gia đình và xã hội sẽ hạnh phúc biết bao nên mình phải luôn chọn lựa cách sống trong môi trường trong sạch và tiếp xúc với các phương tiện lành mạnh.

Thân này hoạt động và chịu sự sai khiến của ý, ý nghĩ tốt thì thân cũng tích cực làm việc có ích để giúp đỡ, sẻ chia. Lời nói từ ái, nhẹ nhàng luôn đem niềm an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.

Thân này hoạt động và chịu sự sai khiến của ý, ý nghĩ tốt thì thân cũng tích cực làm việc có ích để giúp đỡ, sẻ chia. Lời nói từ ái, nhẹ nhàng luôn đem niềm an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.

Những phiền não trở ngại trên bước đường tu tập

Sự chung thủy, lòng yêu thương chân thành tạo ra hạnh phúc mặn nồng, đằm thắm vì nó tạo nhân duyên cho tình yêu lứa đôi bền vững và lâu dài hơn. Khi đã là vợ chồng, chúng ta cũng phải biết giữ gìn cho nhau, phải biết tiết chế trong quan hệ tình dục, bằng không sẽ làm khổ cho nhau. Sống thủy chung thì không mơ tưởng đến vợ người và không phá hoại hạnh phúc của gia đình mình và gia đình người khác. Sự dễ dãi trong quan hệ khi chưa làm giấy kết hôn khiến có thai ngoài ý muốn sẽ làm ta phạm vào giới thứ nhất khi phải phá thai, giết chết giọt máu yêu thương của mình.

Phật dạy người cư sĩ tại gia có quyền lấy vợ, lấy chồng nhưng phải thủy chung một chồng một vợ, không được dan díu và quan hệ bất chính với vợ, chồng người khác. Ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến ghen tuông vô cớ và phá hoại hạnh phúc gia đình của đôi bên. Trong tình yêu, ghen tuông luôn gắn liền với ích kỷ và nó là hai trạng thái tâm lý không thể tách rời nhau, có yêu thương là có ghen ghét.

Bao nhiêu vụ án xảy ra làm đau lòng thế nhân với những cái chết thật đáng tiếc và vô lý làm sao cũng chỉ vì ghen tuông mù quáng. Vì chúng ta yêu thương trong sự lợi dụng lẫn nhau mà không có tình yêu chân thật nên dẫn đến hẹp hòi, ích kỷ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Trong tình ái, do bảo vệ “cái ta” ích kỷ hoặc ghen tuông vô cớ nên dễ làm con người mù quáng mà gây nhiều đau khổ cho nhau.

Tình yêu bản chất vốn không xấu xa, tội lỗi, ai cũng muốn mình được an vui, hạnh phúc trong đời sống lứa đôi; nhưng vì chúng ta không có sự hy sinh và chia sẻ cho nhau, ta không biết bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ vì sự tham lam, ích kỷ của mình. Một xã hội nếu không có nền tảng giáo dục về tâm linh sẽ dễ khiến con người cuồng si trong tham muốn nên con giết cha, vợ hại chồng, mẹ giết con, anh giết em và vô số sự giết hại khác từ chỗ không làm chủ được bản thân.  

Vậy chúng ta có nên vứt bỏ tình cảm yêu thương nam nữ để xuất gia sống đời thoát tục hay không? Đi tu là một nghĩa cử cao thượng dâng hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ giải thoát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nhưng cũng phải đủ duyên thì mới xuất gia được. Nếu chúng ta không có duyên tu ở chùa thì mình tu với gia đình người thân, ta tu ở việc làm hằng ngày và tu trong đi đứng nằm ngồi, nếu hiểu được vậy thì dù ở đâu ta cũng vẫn tu được. Muốn thuận lợi trong việc tu hành thì phải buông bỏ luyến ái, tình cảm nam nữ.

Đức Phật đã dạy nếu trên đời này có cái thứ hai giống như tình cảm nam nữ thì không ai có thể tu được. Sắc dục là một trong những đam mê, ham muốn của tất cả chúng sinh chứ không phải riêng gì loài người chúng ta, cho nên ta phải chấp nhận xa lìa ân ái để sống đời thoát tục. Người tu mà đam mê sắc dục thì cũng như nấu cát mà muốn thành cơm là vậy.    

Người tại gia sống đời vợ chồng chỉ có thể giữ 5 giới cư sĩ và tập dần Bồ tát đạo để giải thoát từng phần, cho đến khi nào đủ nhân duyên thì xuất gia sống đời thánh thiện hoàn toàn. Vậy người độc thân không bị vướng bận chuyện gia đình, không bị ràng buộc gì thì đừng nên vướng vào lưới ái tình, nó sẽ quấn chặt ta giống như con tằm tự xây kén quấn lấy mình, biết bao giờ mới thoát ra được; cho đến khi tuổi già sức yếu mới ngồi nuối tiếc sao lúc còn trẻ mình không lo tu để bây giờ muốn tu nhưng dính mắc nhiều thứ quá nên khó mà buông xả.

Đi tu là một nghĩa cử cao thượng dâng hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ giải thoát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nhưng cũng phải đủ duyên thì mới xuất gia được.

Đi tu là một nghĩa cử cao thượng dâng hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ giải thoát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nhưng cũng phải đủ duyên thì mới xuất gia được.

Tại sao 'oan ức chưa cần biện bạch'?

Có nhiều bạn gái nói “lấy chồng như đeo gông vào cổ”, miệng thì nói muốn xuất gia nhưng vẫn thích đeo gông mới lạ chứ. Phụ nữ thường có xu hướng thích quản lý người yêu hay chồng của mình, nên nhiều khi tự trói buộc mình lại vì sự ích kỷ. Phụ nữ có khuynh hướng thích quản lý mọi phương diện trong cuộc sống như tiền bạc, gia đình, bè bạn. Thường thì người đàn ông không thích vợ mình quản lý quá chặt chẽ, làm như vậy dễ dẫn đến tâm lý mệt mỏi vì cảm thấy mình bị chăm sóc quá kỹ khi thời gian làm gì, ở đâu, đi với ai, tiêu xài ra sao đều phải nói rõ nên làm cho người trong cuộc cảm thấy ngộp thở và mất đi sự tự do của chính mình.

Giới trẻ chúng ta ngày hôm nay gặp gỡ nhau qua ánh mắt nụ cười, qua sự xúc chạm, qua vị trí sống trong xã hội, qua mạng internet, qua email, qua lời giới thiệu hay qua một dòng chat ảo. Thế giới ảo trên mạng làm cho con người dễ hụt hẫng bởi những lời đường mật vì khi tiếp xúc thực tế lại không có tình yêu chân thật. Chúng ta cứ khỏa lấp sự cô đơn bằng tình yêu trên mạng, tình yêu như thế trên thực tế chỉ là bóng dáng của ảo tưởng nhưng nỗi đau thể xác và tinh thần là thực có.

Sự ích kỷ trong tình yêu làm cho con người trở nên thù hận khi cảm thấy mình bị lừa dối và chúng ta có thể giết chết người đã từng đầu ấp tay gối. Trong thời đại ngày nay, 50% các cặp vợ chồng sống không hạnh phúc vì không có sự thủy chung, không có lòng thành thật, cuối cùng là không thông cảm và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu mà không có sự hiểu biết, tức là ta chấp nhận sống với vô minh là thứ tình yêu ích kỷ chỉ biết cho mình, nó chỉ mang dáng vẻ của tình yêu chứ không phải là tình yêu thương chân thật.

Thế gian cần có tình yêu thương,

Để bảo vệ giống nòi nhân loại.

Không có tình thương yêu nam nữ,

Trái đất sẽ trở nên cằn cỗi.

Ta có nhau suốt một chặng đường,

Để giữ mầm cuộc sống yêu thương.

Và chúng ta hãy tự hỏi nhau,

Ai giữ được tình yêu trọn vẹn?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm