Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/11/2020, 08:57 AM

Có bị cộng nghiệp khi giúp người đang bị đau khổ?

Hỏi: Một người đau khổ nếu ta giúp đỡ người đó thì có phải là cộng nghiệp đau khổ với người đó không?

Đáp: Giúp một người đau khổ có nghĩa là ta làm giảm hay bớt đi sự khổ đau của người đó. Nếu là cộng nghiệp thì ta cộng một phước đức hay thiện nghiệp vào nghiệp của mình. Trong kinh điển có dạy về 5 lợi ích của sự bố thí hay giúp đỡ người khác như sau:

1. Được nhiều người thương mến.

2. Các bậc chân nhân thiện đức thân cận.

3. Danh thơm tiếng tốt loan truyền.

4. Không đi lệch đạo đức người cư sĩ.

5. Sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào nhàn cảnh thiên giới.

Cúng dường nào có công đức lớn nhất?

Bố thí đơn giản là sự mở lòng ra đối với thế giới chung quanh. Đó là sự hiểu biết cảm thương đến hoàn cảnh không may của người khác để rộng lòng giúp đỡ. Ảnh minh họa.

Bố thí đơn giản là sự mở lòng ra đối với thế giới chung quanh. Đó là sự hiểu biết cảm thương đến hoàn cảnh không may của người khác để rộng lòng giúp đỡ. Ảnh minh họa.

Các phước đức này chỉ có thể được tạo ra khi ta gặp hoàn cảnh hay đối tượng cần giúp đỡ. Nếu không có hoàn cảnh hay đối tượng cần giúp đỡ thì cũng không có cơ hội để tạo phước đức.

Tuy nhiên, nên lượng đúng sức mình khi làm việc thiện để tránh tâm hối tiếc về sau vì tâm hối tiếc lại là một tâm bất thiện (tâm sân) trong việc làm thiện pháp này. Khi phát tâm giúp đỡ người thì cần làm với tâm xả. Tâm mình xả được ở đâu thì giúp đỡ ở đó, việc tạo phước đức mới trọn vẹn ở 3 giai đoạn: đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối.

Hỏi: Xin làm rõ ý nghĩa của câu “Khi phát tâm giúp đỡ người thì cần làm với tâm xả. Tâm mình xả được ở đâu thì giúp đỡ ở đó”?

Trả lời: Phát tâm xả ở đây có 2 loại xả:

1. Xả với vật thí.

2. Xả với tác ý mục đích của việc bố thí.

Tiền thân Đức Phật nhịn đói 7 ngày để dành tiền bố thí chúng sinh

Bố thí - dù dưới hình thức nào, hoặc tài thí, Pháp thí hay vô úy thí - chính là hành vi đạo đức hiền thiện, có khả năng làm giảm thiểu tham-sân-si. Ảnh: Internet.

Bố thí - dù dưới hình thức nào, hoặc tài thí, Pháp thí hay vô úy thí - chính là hành vi đạo đức hiền thiện, có khả năng làm giảm thiểu tham-sân-si. Ảnh: Internet.

Với vật thí, nếu đem bố thí quá sức mình, ví dụ như lương có 5 triệu đồng mà bố thí 8 triệu đồng rồi phải đi vay mượn thêm 3 triệu nữa. Đến khi phải trả nợ 3 triệu vay nợ thì có thể tâm hối tiếc sinh lên “giá như ta không bố thí 8 triệu mà là 5 triệu thì tốt hơn”. Vì vậy nếu mình xả ở 5 triệu thì sẽ không phải đi vay và không bị hối tiếc về sau khi đã bố thí xong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm