Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/09/2023, 14:08 PM

Bài học dạy con từ Đức Phật

Lứa tuổi thiếu nhi là giai đoạn đầu tiên hình thành nền tảng nhân cách của một con người. Bởi lẽ, ở lứa tuổi thiếu nhi, tâm hồn của các em ngây thơ, trong sáng tựa trang giấy trắng, do đó giáo dục trẻ em là hướng trẻ đến cái Chân - Thiện - Mỹ, là truyền đạt tâm thiện, lễ giáo, hiếu đạo...

Hình thành đạo đức cho trẻ thơ sẽ hạn chế những mỗi nguy cho Xã hội, giúp xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và văn minh.

Đức Phật cũng rất coi trọng trẻ em theo cái nhìn thấu triệt lý nhân duyên. Trong Kinh A Hàm (Kinh Tạp A - hàm, kinh số 1226) Đức Phật dạy nói với Vua Ba Tư Nặc rằng: “Có bốn thứ tuy trẻ nhỏ, nhưng không thể xem thường. Những gì là bốn? Vương tử Sát - lợi, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Rồng con, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Đốm lửa tuy nhỏ, nhưng chớ xem thường. Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường”.  Một vương tử trẻ có thể là bậc minh quân, một con rồng nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm, một đốm lửa nhỏ nhưng sẽ gây hỏa hoạn lớn, một Tỳ-kheo trẻ nhưng có thể chứng đạo.

Những hồn nhiên vui tươi, trong sáng, thuần khiến là bản chất của tuổi thơ, tuy nhiên bên cạnh đó thì nghịch ngợm, dối lừa cũng tồn tại song song ở các em, đây là điều cần lưu ý trong việc giáo dục trẻ. Đức Phật đã dạy vấn đề này là không nên đánh đập hay la hét mà phải có những phương cách hay đẹp, nhẹ nhàng mà sâu sắc như đức Phật đã giáo giới Sa-di La Hầu La. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong Trung Bộ Kinh, 61 câu chuyện kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực, Sa di La Hầu La là vị Sa di nhỏ tuổi nhất trong tăng đoàn, Ngài xuất gia lúc bảy tuổi. Với bản tính hồn nhiên vui vẻ, hay đùa giỡn và được lớn lên trong Hoàng tộc nên luôn được nuông chiều, Sa-di La Hầu La thường hay vui đùa, chạy nhảy và hay chơi trò dối gạt những người khác để lấy làm vui. Kể rằng, mỗi khi có cư sỹ đến hỏi thăm nơi Đức Phật đang ở, cậu bé lại cố ý nói dối, đánh lừa họ. Khi La Hầu La nhìn thấy những cư sỹ này chạy ngược chạy xuôi đi tìm Đức Phật, cậu bé cảm thấy rất thích thú. Một lần, sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con, La-hầu-la bưng nước rửa chân cho Ngài. Rửa chân xong, đức Phật đổ nước, rồi chừa lại một ít trong thau.

- Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?

- Dạ, con có thấy.

- Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”

La-hầu-la nghe Phật dạy vô cùng hổ thẹn, chí thành sám hối, nguyện sẽ cố gắng sửa đổi tâm tánh, không còn tái phạm.

Đức Phật kể cho La Hầu La về câu chuyện con voi thiện chiến của vua, có ngà dài, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Tuy dũng mãnh nhưng lúc giao chiến, voi đều cuốn vòi lại giấu kín bên trong, vì đó là chỗ nhược, nếu để trúng tên liền chết ngay vì khi cái vòi được bảo vệ cẩn thận, mạng sống con voi được đảm bảo. Phật dạy La Hầu La phải cẩn trọng với lời nói, giống như con voi bảo vệ cái vòi. Khi nói dối, dù nói đùa, huệ mạng sẽ mất. Con người không cẩn thận, cân nhắc lời nói mà cứ dối trá thì sẽ không từ chừa một việc xấu xa nào mà không làm, khi lâm chung sẽ bị đọa trong tam đồ, ác đạo.

Thật ra những lời la mắng giận dữ với con chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con. Hành động của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con, ta có thể học cách dạy con của đức Phật qua cách Ngài giáo hóa La Hầu La để các con hình thành những đức hạnh tốt đẹp, đạo đức, gieo những hạt giống từ bi, ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào hơn là để lại cho các con tài sản, của cải.

Qua gương hạnh Đức Phật và những giáo lý của Ngài, chúng ta rút ra được cho mình bài học sâu sắc về cách dạy con, cách dưỡng nuôi những chủng tử thiện lành, chọn gieo những hạt giống tốt trong tâm hồn con trẻ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm