Bài học làm cha mẹ quả thật không dễ!
Hôm qua con có bài học hay và mới lạ làm con hơi lúng túng ngỡ ngàng lắm thầy ạ. Con xin phép chia sẻ nơi đây Thầy nhé.
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Vợ chồng con có một đứa con gái sắp bước sang tuổi 18. Vừa xinh đẹp, vừa học giỏi, vừa bạn bè nhiều và ai cũng thích. Hôm qua con gái con dẫn về một cậu con trai cùng lứa và thêm một cặp của bạn cháu nữa để đến nhà con chơi, khi gặp con bọn trẻ đều vui vẻ muốn lấy lòng con, mua cho con trà sữa, trưng bày cây Noel cho con, còn nói là mai mốt sẽ leo lên nóc nhà trang trí đèn Noel cho nhà con. Xem ra thì nhìn giống 2 cặp. Con hỏi cậu con trai quen con gái con thì là một đứa trẻ rất bình thường, không có bằng cấp đại học, không nghề nghiệp chi chi tốt lắm.
Sau đó bọn trẻ xin đi ra ngoài chơi ban đêm thì con không cho. Bạn con gái con mất hứng đều ra về vì lúc này con đang bị nội tâm con xáo trộn bên trong. Khi bạn nó về, con gái con và con ngồi nói chuyện lâu lắm. Con tỏ vẻ không thích bạn trai của con gái con làm cho nó cũng buồn và bực bội con. Con gái con nói với con:
“Mẹ biết không, con sắp 18 tuổi rồi, con chưa bao giờ có bạn trai là vì con muốn cho mẹ vui nên con kén chọn lắm, các bạn con ai cũng có bạn trai, bọn họ đã có nhiều kinh nghiệm trên đường tình, còn con như một con nai tơ. Mỗi khi con tiếp xúc với bạn trai nào cũng đều nghĩ xem người này ba mẹ có thích không? Có phù hợp ba mẹ không? Ba mẹ có đồng ý không? Nên đến giờ con chưa quen ai. Sao mẹ không cho con sống và trải nghiệm đúng với tuổi teen của con? Chưa chắc gì người tình tuổi 18 của con sẽ là chồng của con, và dĩ nhiên là con cũng không ngu đi quen với những người không ra gì, ba mẹ phải tin con. Dĩ nhiên là con hiểu ba mẹ thương con muốn mọi thứ tốt đẹp cho tương lai con nhưng đây là cuộc sống của con, con cần và muốn trải nghiệm nó. Mẹ đừng có nhồi nhét vào đầu của con là chồng của con sau này phải như thế này phải thế kia vì những tiêu chuẩn của mẹ có thể không phù hợp với con đâu và có khi còn là toxic (độc hại) cho con nữa là khác. Con chưa vấp té mẹ đã muốn nâng đỡ con rồi. Con chưa học mẹ đã muốn con học giống mẹ rồi. Tại sao mẹ không hiểu được con gái mẹ ra sao? Mẹ phải tin tưởng và vui vẻ cho con trải nghiệm chứ? Con đâu phải một đứa con gái hư hỏng đâu mà mẹ cứ suốt ngày lo lắng sợ sệt cho con?…"
Thế là con gái con nói nói rất nhiều và cũng làm con tỉnh ngộ thêm một lần nữa Thầy ạ. Cuối cùng thì con cũng nói, “Thôi cho mẹ xin lỗi. Con nói đúng tất cả. Một lần nữa mẹ lại xem con như một baby của mẹ ngày nào, chắc là mẹ đã quên con 18 tuổi rồi, con sắp bước vào tuổi thành niên rồi. Mẹ cứ lo lắng, áp đặt và xen vào chuyện của con hoài. Mẹ đã thấy mẹ có lỗi rồi vì bên trong mẹ có một cảm giác thương con và thương cho người bạn trai con dẫn về nhà. Cậu ta có làm gì sai đâu, chỉ vì mẹ đặt tiêu chuẩn con gái của mẹ cao quá, phải quen người học cao, phải đẹp trai, phải giàu, phải tương xứng với con gái của mẹ... Nhưng nếu con nói vậy thì mẹ cho phép con tiếp xúc quen biết các bạn khác giới để con có cơ hội tìm hiểu. Một người đàn bà khôn là chọn được cho mình một người chồng tốt. Một người đàn bà kém thông minh sẽ cho chọn sai chồng thì sẽ khổ cả đời. Con hạnh phúc, con vui là ba mẹ vui và hạnh phúc. Con khổ thì ba mẹ có vui bao giờ. Ba mẹ chỉ có con là con một nên tất cả những gì có ba mẹ đều dồn cho con hết. Mẹ chúc con may mắn khôn ngoan thận trọng tìm hiểu khi kết bạn với các bạn khác giới."
Sau đó thì hai mẹ con cũng hiểu nhau thêm, và con đã học xong bài học mới mà pháp mang đến cho theo cái dạng này. Lại là một lần nữa buông cái ta và của ta ra thì mọi chuyện nó mới trở nên tốt đẹp hơn Thầy nhỉ? Chứ bám vào định kiến qui định tiêu chuẩn tiêu đề của mình để đạt được cái này cái kia thì chỉ làm khổ mình khổ người. Thế mới biết pháp Thầy khai thị nó vi diệu làm sao. Con từ phương xa xin cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Sādhu lành thay! Bài học làm cha mẹ quả thật không dễ con nhỉ. Để con cái nên người không phải vạch đường cho chúng đi mà chỉ khuyến khích chúng học cách chọn đúng đường. Dù đứa con khôn ngoan hay khờ dại thì nó vẫn phải tự lực học bài học của mình mới có giá trị. Bắt chước kiến thức và kinh nghiệm của người khác thì vẫn chỉ trở thành người nô lệ mà thôi.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để kiến tánh?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.
Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.
Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ.
Phần con và phần người
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ?
Xem thêm