Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/08/2013, 14:04 PM

Bài học về sự xả ly từ vị TGĐ Việt Chay Group

Việc làm của chị Ngọc Diệp đã nhắc nhở chúng ta nhìn lại bản thân mình xem mình đã làm gì để giúp ích cho gia đỉnh, cho xã hội và khuyến khích mình cố gắng phấn đấy để làm một người có ích cho xã hội, một người đem an lạc, hạnh phúc đến cho cộng đồng xã hội.

Tổng Giám đốc Việt Chay Group là một người nữ với thân hình nhỏ nhắn và tên gọi khá thân quen trong giới doanh nhân Sài Gòn, đó là doanh nhân Huỳnh Long Ngọc Diệp.

Chị xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo khó và đông anh em. Nhờ sự thông minh sẵn có và nghị lực phi thường, chị đã phấn đấu vươn lên không ngừng, sớm trở thành Giám đốc của ba công ty lớn. 

Trong quá trình kinh doanh, bên cạnh việc quan tâm, chăm lo đời sống của công nhân viên của mình, chị còn tham gia các chương trình từ thiện, dùng đồng tiền chân chính do mình làm ra để chia sẻ, giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn, những hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội. Và rồi nhân duyên đã đưa chi đến với đạo Phật. Cảm mến đạo Phật, chị dần dần tìm hiểu và thực tập theo những lời Phật dạy và chị cảm nhận được những lợi ích thiết thực từ những lời dạy cao quý của đức Phật. Khi đã hiểu và tin sâu vào đạo Phật, chị đã phát tâm quy y Tam bảo, chính thức trở thành người phật tử. 
Chị Ngọc Diệp bên ngài Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII

Kể từ khi trở thành người phật tử, có được những an vui và lợi lạc từ việc tu học theo giáo pháp của đức Phật, chị muốn chia sẻ những giá trị cao quý ấy với người khác, muốn nhiều người biết đến lời Phật dạy và có được lợi ích từ sự tu học theo đạo Phật như chị, nên chị dồn tâm huyết và sức lực của mình vào việc gieo duyên lành cho nhiều người biết đến Phật pháp và sống theo tinh thần đạo đức mà đức Phật đã dạy.

Khởi đầu của tâm nguyện này là việc thành lập nhà hàng Việt Chay vào cuối năm 2007. Tiếp theo đó là sự ra đời của một chuỗi các nhà hàng chay khác do chị và những người cộng sự thành lập, đó là nhà hàng chay Mandala ở Q.1, nhà hàng chay Varja ở Q.10 và Q.5, Tp.HCM.

Không dừng lại ở lĩnh vực ẩm thực nhằm khuyến khích mọi người ăn chay, chị mở Công ty Truyền thông Phật giáo Mani, Công ty Du lịch hành hương Ngọc Việt Travel, rồi siêu thị Pháp Hoa - nơi bày bán tất cả các văn hóa phẩm và các mặt hàng liên quan đến Phật giáo, và xưởng may Pháp phục Lam Hiền chuyên may y phục Phật giáo. Nguồn lợi thu được từ các nhà hàng, các cơ sở kinh doanh, sản xuất nói trên chị đều dùng vào việc hoằng dương đạo Phật và làm từ thiện.

Chưa bằng lòng với những gì đang có, chị Ngọc Diệp còn tổ chức chương trình Chất Lượng Cuộc Sống vào mỗi chiều thứ Bảy cách tuần tại nhà hàng chay Mandala.

Đây là chương trình chia sẻ về giáo lý đạo Phật và nếp sống thiện lành dành cho các doanh nhân và trí thức trẻ. Tính đến nay chương trình đã tổ chức được 48 kỳ và vẫn đang tiếp tục thực hiện. Và chị còn tổ chức chương trình ca nhạc Phật giáo “Giai Diệu Yêu Thương” tại nhà hàng Việt Chay vào tối ngày 02 và 16 (Âm lịch) mỗi tháng. Chương trình “Giai Điệu Yêu Thương” mở ra đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều người, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, vì chương trình đã tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc Phật giáo được thưởng thức, được sáng tác và được thể hiện. Do vậy, “Giai Điệu Yêu Thương” đã góp phần rất lớn trong việc làm giàu nhạc Phật. Bên cạnh đó chị còn đảm trách một số chức vụ quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp.HCM.
 Sư bà Viện chủ Thích Nữ Như Giác cắt lọn tóc đầu tiên cho phật tử Ngọc Diệp
Quý Ni trưởng cũng cắt những lọn tóc tiếp theo cho phật tử Ngọc Diệp
Đọc lời tri ân quý Ni trưởng, các đạo hữu và người thân, bạn bè đã đến chung vui trong ngày xuất gia 

Cũng từ lúc biết đến đạo Phật, tu học theo lời Phật dạy, cuộc sống của chị Ngọc Diệp đã có nhiều thay đổi. Chị không còn quá chú trọng đến những thứ thể hiện “đẳng cấp” của người doanh nhân. Chị sống giản dị, ăn chay trường, điềm tĩnh hơn và sống vì người khác nhiều hơn. Chị đã tập buông xả dần dần, nhường quyền quản lý và sở hữu ba công ty sản xuất, kinh doanh bên ngoài lại cho các em của mình để dồn tâm huyết cho đạo Phật. 
Nụ cười an lạc của cô Đức Tâm sau khi xuống tóc

Càng thâm nhập vào trong nếp sống của đạo Phật, càng gần gũi với các vị tăng, ni, chị càng cảm mến nếp sống từ bi và trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo. Nhìn lại chính mình, chị cảm thấy những cống hiến, đóng góp của mình cho đạo chưa thấm vào đâu và chưa thật sự rốt ráo. Thế là chí nguyện xuất gia tu học, trở thành người tu sĩ Phật giáo bắt đầu nhen nhúm trong lòng chị. Chị muốn trở thành người xuất gia để lòng thanh thản hơn, để có được cuộc sống an bình và hạnh phúc thực sự, và đặc biệt là để có thể toàn tâm toàn ý phụng sự cho đạo, cống hiến cho đời, có thể dẫn dắt được nhiều người đến với đạo Phật, tu tập theo lời Phật dạy. Dù còn nhiều ràng buộc, dù gặp nhiều sự ngăn cản và khó khăn nhưng chị vẫn không nhụt chí, không nãn lòng. Và cuối cùng thì chị cũng đã được toại nguyện. Sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm tu viện (Q. Phú Nhuận, Tp.HCM) đã nhận chị làm đệ tử và đặt pháp danh cho chị là Đức Tâm. 

Sáng ngày 26/07/2013, chị đã được xuống tóc xuất gia, chính thức trở thành người tu sĩ Phật giáo. Buổi lễ xuất gia của chị đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và đầy ý nghĩa, với sự chứng minh, tham dự của Chư tôn đức Ni trong Giáo hội, Sư bà viện chủ Quan Âm tu viện và sư phụ của chị, Sư cô Thích Nữ Huệ Đức.

Song thân của chị cùng đông đảo anh chị em, bà con quyến thuộc và bạn bè, thân hữu của chị cũng đã đến tham dự và chung vui cùng chị trong ngày lễ trọng đại, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chị. Thế là từ đây chị chính thức dự vào hàng ngũ các vị tu sĩ Phật giáo, từ giã song thân, từ bỏ tất cả những danh lợi, chức vụ, địa vị trong xã hội để dấn thân vào lộ trình tìm cầu Phật quả và hóa độ những người hữu duyên.

Trong cuộc sống thường có nhiều điều bất ngờ xảy ra. Việc doanh nhân Huỳnh Long Ngọc Diệp xuất gia cũng là một điều hết sức bất ngờ đối với người thân và bạn bè. Không ai nghĩ rằng, một nữ doanh nhân tài giỏi và thành đạt như thế lại có thể từ bỏ tất cả để sống đời sống thanh đạm của một người tu sĩ Phật giáo. 

Từ sự xuất gia của chị, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học giá trị cho bản thân.

Thứ nhất là bài học về tầm quan trọng của nếp sống tâm linh trong cuộc sống. Nhiều người mãi chay theo vật chất, tiền tài, danh vọng mà bỏ quên đời sống tình cảm, tinh thần của mình để rồi cảm thấy hụt hẫng, khổ đau và trống vắng khi đứng ở đỉnh cao danh vọng hoặc đứng trên bờ vực của sự bại vong.

Vật chất, tiền tài là điều kiện cần thiết để có được sự an vui, hạnh phúc. Tuy nhiên, điều kiện đủ để sống an vui, hạnh phúc là phải có những dưỡng chất cho tinh thần, phải thực tập những phương pháp để nuôi dưỡng niềm tin yêu, lạc quan và sự bình an nội tâm. Cho nên phải đảm bảo sự cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần.

Thứ hai là bài học về sự xả ly. Càng tham chấp, càng bám víu vào danh vọng, địa vị, tài sản thì càng đau khổ. Nếu biết xả bỏ, biết cho đi đúng lúc, đúng đối tượng thì sẽ thấy nhẹ lòng, thấy hạnh phúc và được nhiều người tin yêu. Ở đây không yêu cầu chúng ta phải xả bỏ tất cả để trở thành người tu sĩ, mà là xả bỏ những gì cần xả và cho đi những lúc đáng để cho.

Thứ ba là bài học về niềm tin tôn giáo. Chị Ngọc Diệp đã đến với đạo từ sự hiểu biết rồi tin tưởng, từ sự học tập đến sự thực hành và cảm nhận.

Nhờ vậy mà niềm tin của chị lớn dần cùng với sự hiểu biết và bề dày kinh nghiệm tu tập. Chị Ngọc Diệp là một doanh nhân trí thức chứ không phải là người thất học, thế mà chị đã tin sâu vào Phật pháp và mạnh dạn từ bỏ tất cả để xuất gia tu học, chứng tỏ rằng giáo lý của đạo Phật có những điều vô cùng giá trị, còn quý hơn cả tiền tài, danh vọng. Do vậy, con đường vững chãi nhất và cũng là an toàn nhất để đến với tôn giáo là từ trí tuệ, từ sự hiểu biết và thực tập chứ không phải là từ sự cả tin và mù quáng.

Việc làm của chị Ngọc Diệp đã nhắc nhở chúng ta nhìn lại bản thân mình xem mình đã làm gì để giúp ích cho gia đỉnh, cho xã hội và khuyến khích mình cố gắng phấn đấy để làm một người có ích cho xã hội, một người đem an lạc, hạnh phúc đến cho cộng đồng xã hội. Cảm ơn chị và cầu chúc chị luôn gặp nhiều duyên lành trong quá trình tu học để sớm hoàn thành chí nguyện của chị. 


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm