Bài kinh văn Đại thừa đầu tiên: Bát nhã Bát thiên tụng
Bát nhã bát thiên tụng được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên xuất hiện. Người nào thường trì tụng một trăm lẻ tám tên gọi của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này thì tiêu diệt tất cả tội, được tất cả chư Phật cùng khen ngợi, hết thảy bồ-tát và thánh hiền thường bảo vệ trong thời gian dài.
Cúi lạy chư Phật mẫu tối thắng
Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa
Quá khứ, vị lai và hiện tại
Tất cả chư Phật từ đây sinh
Hay sinh chư Phật là Phật mẫu
Tự tính vô tính ngã thanh tịnh
Vì Tu-bồ-đề, Đức Phật dạy
Nay con lược tập đúng như vậy.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa có một trăm lẻ tám tên gọi: Một, Tối thắng Bát-nhã ba-la-mật-đa; hai, Nhất thiết trí; ba, Nhất thiết tướng trí; bốn, Thật tế; năm, Chân như; sáu, Vô hoại chân như; bảy, Vô dị chân như; tám, Thật tính; chín, Như thật sinh; mười, Bất điên đảo; mười một, Không vô tướng vô nguyện; mười hai, Vô tính; mười ba, Tự tính; mười bốn, Vô tính tự tính; mười lăm, Pháp tính; mười sáu, Pháp giới; mười bảy, Pháp định; mười tám, Pháp trụ; mười chín, Pháp vô ngã; hai mươi, Pháp tướng; hai mươi mốt, Phi chúng tội; hai mươi hai, Phi thọ mạng; hai mươi ba, Phi trưởng dưỡng; hai mươi bốn, Phi sĩ phu; hai mươi lăm, Phi bổ-đặc-già-la; hai mươi sáu, Phi ngôn ngữ; hai mươi bảy, Phi ngôn ngữ đạo; hai mươi tám, Li tâm ý thức; hai mươi chín, Vô đẳng; ba mươi, Vô đẳng đẳng; ba mươi mốt, Vô kiêu; ba mươi hai, Vô ngã; ba mươi ba, Vô hí luận; ba mươi bốn, Li hí luận; ba mươi lăm, Quá chư hí luận; ba mươi sáu, Nhất thiết Phật mẫu; ba mươi bảy, Xuất sinh nhất thiết bồ-tát; ba mươi tám, Xuất sinh nhất thiết thanh văn duyên giác; ba mươi chín, Trưởng dưỡng nhiếp trì nhất thiết thế gian; bốn mươi, Vô tận phước hạnh cụ túc; bốn mươi mốt, Vận dụng trí tuệ; bốn mươi hai, Khởi tác thần thông; bốn mươi ba, Tác tịnh thiên nhãn; bốn mươi bốn, Tác tịnh thiên nhĩ; bốn mươi lăm, Tác tha tâm trí; bốn mươi sáu, Tác túc mệnh trí; bốn mươi bảy, Tác lậu tận trí; bốn mươi tám, Thánh thanh tịnh; bốn mươi chín, Cát tường; năm mươi, An trụ tứ niệm xứ; năm mươi mốt, Cụ tứ chính đoạn; năm mươi hai, Vận tứ thần túc; năm mươi ba, Chư căn thanh tịnh; năm mươi bốn, Chư lực cụ túc; năm mươi lăm, Nghiêm thất giác chi; năm mươi sáu, Thị bát chính đạo; năm mươi bảy, Thí thất thánh tài; năm mươi tám, Viên mãn cửu thứ đệ định; năm mươi chín, Cụ thập tự tại; sáu mươi, An trụ Thập địa; sáu mươi mốt, Viên mãn thập lực; sáu mươi hai, Thập biến xứ trang nghiêm; sáu mươi ba, Vận dụng thập trí; sáu mươi bốn, Thiện tác điều phục thập chủng thắng oán; sáu mươi lăm, Xuất sinh chư thiền định; sáu mươi sáu, Siêu quá tam giới; sáu mươi bảy, Diệu trụ Nhất thiết chính biến tri giác; sáu mươi tám, Cụ nhất thiết trí trí; sáu mươi chín, Nội không; bảy mươi, Ngoại không; bảy mươi mốt, Nội ngoại không; bảy mươi hai, Không không; bảy mươi ba, Đại không; bảy mươi bốn, Thắng nghĩa không; bảy mươi lăm, Hữu vi không; bảy mươi sáu, Vô vi không; bảy mươi bảy, Cứu kính không; bảy mươi tám, Vô tế không; bảy mươi chín, Tán không; tám mươi, Vô biến dị không; tám mươi mốt, Cộng tướng không; tám mươi hai, Tự tướng không; tám mươi ba, Bất khả đắc không; tám mươi bốn, Vô tính không; tám mươi lăm, Tự tính không; tám mươi sáu, Vô tính tự tính không; tám mươi bảy, Vô khởi tác; tám mươi tám, Bất sinh; tám mươi chín, Bất diệt; chín mươi, Bất đoạn; chín mươi mốt, Bất thường; chín mươi hai, Phi nhất nghĩa; chín mươi ba, Phi đa nghĩa; chín mươi bốn, Phi lai; chín mươi lăm, Phi khứ; chín mươi sáu, Thiện quán duyên khởi; chín mươi bảy, Phi tầm tứ; chín mươi tám, Vô nhiếp tạng; chín mươi chín, Vô sở hữu; một trăm, Bản lai vô sở tác; một trăm lẻ một, Vô nhị; một trăm lẻ hai, Phi vô nhị; một trăm lẻ ba, Tịch tĩnh tuệ vô sở thú; một trăm lẻ bốn, Vô hệ vô nhiễm dữ hư không đẳng; một trăm lẻ năm, Li thập tương ngữ; một trăm lẻ sáu, Chư pháp tự tính do như mộng huyễn; một trăm lẻ bảy, Như đào gia luân; một trăm lẻ tám, Nhất thiết pháp đồng nhất vị.
Người nào thường trì tụng một trăm lẻ tám tên gọi của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này thì tiêu diệt tất cả tội, được tất cả chư Phật cùng khen ngợi, hết thảy bồ-tát và thánh hiền thường bảo vệ trong thời gian dài.
Thuyết xong một trăm lẻ tám tên gọi này, Đức Phật liền nói đà-la-ni Chân thật viên nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật-đa:
Đát điệt tha, án bát la nghê bát la nghê, ma hạ bát la nghê dã bà tây, bát la nghê dã lộ cát cát lị, a nghê dã na vĩ đà ma nê, tất đề, tô tất đề, tất điện đổ di bà nga phạ để, tát lị phạ tam bát đát dã, tát lị võng nga tôn nại lị, bạc ngật để phạ tha lê, bát la tát lị đa ha tát để, ma thuyết tát na cát lị, để sắt xá để sắt xá, cám ba cám ba, tả la tả la, nga phạ nga phạ, nga lị nhã nga lị nhã, a nga tha a nga tha, bà nga phạ để ma vĩ lam ma sa hạ, đề hột lăng, thất lăng, suất lỗ để, tam mật lị để, vĩ nhạ duệ sa hạ.
Nếu thường ghi nhớ chương cú đà-la-ni bí mật này rồi thụ trì, đọc tụng thì được công đức không thể tính kể.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm