Hạnh Bát nhã ba la mật và con đường hoàn thiện bản thân
Sau trường học, triết lý Phật giáo là ngôi trường rộng lớn để giáo dục con người hoàn thiện hơn. Bài chú bát nhã ba la mật đa tâm kinh gợi lên nhiều suy nghĩ đến bờ giác ngộ để hiểu và hành cốt trở thành con người có phẩm chất đạo đức, xa lìa điều ác và giữ cho chân chánh thiện lành.
Chú bát nhã thức tỉnh tâm thức từ cõi u mê và đưa chúng ta nhìn sâu vào luật nhân quả. Từ đó, chúng ta có được sự bình yên, hạnh phúc chân chính.
Tánh không là phương tiện đưa ta ra khỏi ngũ uẩn. Căn nhà dù lớn hay nhỏ, ta cũng chỉ cần chỗ để ngủ, che mưa che nắng. Món ăn dù ngon hay phong phú, ta chỉ cần bữa no mà không làm ai phải khổ hay tốn kém. Quần áo đa dạng và đẹp, ta chỉ cần che chắn cho ấm là được. Đẹp hay trẻ không quan trọng, chỉ cần lương thiện là được. Sống vì mưu sinh và trách nhiệm, nhưng khi đã bị người khác phụ bạc thì miễn đừng phụ bản thân. Nhạc nghe hay nhưng chỉ cần yên tĩnh là đủ. Ái tình tuy vui, nhưng nghĩa tình và thật tâm mới tồn tại. Sống với chính mình và hiểu được sự thật lại an lành hơn sống theo sự vẽ vời của người khác. Sống theo chiều sâu sẽ chân chánh hơn sống theo bề nổi cuộc đời bởi khi đánh mất chính mình và sự chân thật thì những cám dỗ kia sẽ cho ta nếm mùi khổ. Suy nghĩ dâm tà bất chính bị người khác làm nhục hay bôi nhọ. Tham lam của người lại bị người ta bóc lột, lạm dụng. Thích ăn ngon lại chịu khổ vì đói. Thích rượu chè lại bị sai khiến. Thích mỹ nhân lại bị bỏ rơi hay hất hủi. Thích nghe lời hay lại bị mù quáng không biết đúng, sai. Nhận ra cái uẩn trong ý nghĩ, sở thích, thói quen mà dần hoá giải chúng thì khổ não, ác nghiệp dần tiêu trừ.
Chân chánh xa rời ảo tưởng. Sống với hiện tại mà không luyến tiếc quá khứ hay vọng tưởng tương lai nghĩa là ta không bị dẫn dắt bởi ngoại lực hay ngoại cảnh. Tạo phước đức nhưng không mong đợi hay vọng tưởng hồi đáp hay nhận lại thì gọi là chân thật. Thiện tâm mang lại sự bình yên, chứ không phải sức mạnh siêu nhiên hay thần thông. Lấy thiện tâm thu phục ác tâm là những sân si, hận thù, toan tín. Lấy tĩnh lặng thu phục giận dữ, bạo lực, xúc phạm. Bởi chướng ngại ấy không tồn tại vĩnh viễn Khi trí tuệ ta được trau dồi. Trí tuệ là con đường tìm đến sự thật và hoá giải những nghiệp chướng bản thân và chia sẻ điều thiện lành với người khác. Trí tuệ được hình thành và vun bồi bởi từ bi và yêu thương. Nương nhờ đức phật lại có các vị bồ tát gia hộ, nương nhờ địa vị danh vọng, lại có quỷ thần sai khiến. Có phật dẫn dắt thì thấy rõ nhân quả, có quỷ sai khiến thì ôm mộng và Sầu não. Dựa vào mình nhưng bác ái với người. Không lợi dụng cũng không si mê, không coi thường. Cũng không đòi hỏi. Giữ tâm an lạc một phút là hoá giải đảo điên và oan trái với nhiều người ở nhiều kiếp khác nhau. Không sợ người khác ghét mình, mà cần đủ từ tâm để yêu thương và tha thứ cho họ.
Tu là quá trình, không phải đơn thuần là kết quả. Con đường tu vô vàn khó khăn để chứng tỏ chân thiện tâm với nhiều cõi và trải qua nhiều kiếp khác nhau. Khi nhân bị nhiễm năm uẩn thì không khỏi thoát khỏi luân hồi. Từ bỏ năm uẩn xuất phát từ tâm không phải từ hình thức. Khi thoát ly thực tại mà tâm vẫn gieo giận hờn và lời vẫn gieo bừa bãi tức chưa thấu lý và tuệ chưa thông. Kiếp trước là oan gia, có khi kiếp này về chung một nhà cốt để tháo gỡ ác nhân. Không tha thứ và buông bỏ được tức còn tiếp tục đầu thai để hoá giải chướng ngại lẫn nhau. Dù đó là kiếp vật, người, atula hay cõi tiên giới. Vậy vượt qua ngũ uẩn bản thân, chiến thắng được chính mình là bước tiến hoàn thiện tư duy, tư cách và trí tuệ bản thân. Một bước hoàn thiện, vạn lời phán xét và nhiều cõi thử thách. Chân chánh không mang tâm sợ hãi trước những thử thách dù là cõi âm ty cùng ngạ quỷ, dù là chiến tranh cõi atula, hay cõi người đau khổ vì đói, nghèo, và bệnh. Không ham dục nơi cõi dục, không ham sắc nơi cõi sắc, không ham danh lợi nơi cõi phước. Vậy dù qua nhiều kiếp thử thách vẫn giữ tánh không.
Hạnh bát nhã không những niệm bằng tâm mà hành bằng nhiều kiếp. Kiếp hiện chiến thắng nghiệp ác trở về điều thiện lành. Hoá gỡ ác nhân, gieo lại thiện nhân, quán tưởng tánh không để thấy điều chân thật và hành tâm thiện lành. Không mộng tưởng phước báu khi gieo việc phước báu. Cũng như giống hoa sen được gieo từ đất bùn dơ chứ không phải đất sạch với nước tinh khiết. Hành trình tu là chính mình trải nghiệm và giác ngộ từ phương tiện này tới phương tiện khác, chứ không phải đạt được bởi mộng tưởng và vội vàng.
*Bài dự thi được gửi tác giả: Lưu Thị Ngọc Oanh; địa chỉ: 16, Long Hoà A, Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm