Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bài pháp về lá bồ đề

Duyên. Từ bé tẹo tôi thường nghe các sư cô tụng đọc kinh hay hộ niệm trong xóm mình và một lần như thế nghe sư cô G nói về cửu khiếu: mắt, mũi, tai... của con người, dù sang hèn thế nào cũng đều tiết ra chất bẩn. Tôi ngẫm ra vậy chấp nhận sự hiển nhiên ấy, lý luận này hay! Khi ấy tôi cũng chưa biết rằng đấy là quá trình suy niệm về sự bất tịnh của thân.

Rất rất lâu, tôi không gặp sư cô, có đến mấy chục năm, dù nhà tôi cách tịnh xá của sư cô chừng 5 cây số thôi... Rồi được gặp lại, gần đây thôi, khi tóc tôi lâm râm sợi trắng và vị ni cũng đã có tuổi. Sư cô không còn ở tịnh xá, mở thất riêng ở doi sông, chốn hẻo lánh xa xa khỏi chợ. Tôi vòng vèo trong lối nhỏ tìm mãi mới đến đảnh lễ sư cô, câu chuyện dài...
 
Thất thanh tịnh, gió lộng. Thánh tượng Quan Thế Âm trước hiên nhìn ra sông tựa vào gốc tra bồ đề lớn xanh tốt lạ. Khi tiễn tôi về, vị ni tặng mấy chiếc lá trắng bạc có chữ Vạn nhà Phật màu đỏ đậm ở hai mặt lá. Tôi bất giác nhìn vào thất thấy những dây văng đầy những chiếc "lá" ấy: tôi làm đó, từ lá tra bồ đề kia - sư cô chỉ ra ngoài. Lần đầu tiên tôi biết lá tra bồ đề có thể thành màu trắng như thế.

Và, như bổ túc cho câu chuyện nãy giờ, sư cô kể các công đoạn để biến chiếc lá xanh thẫm kia thành màu trắng muốt: bẻ, ngâm vào nước, chúng rửa ra bốc mùi, lấy ra cho ráo và dán chữ vạn làm bằng đề can lên. "Một tháng cậu ạ!" - sư cô  nói.

Tôi mang về mấy chiếc lá thành phẩm, tặng cho mấy vị thân quen có thờ Phật, kèm thêm chiếc lá xanh: "lá này làm từ lá này!", giải thích và cười khi họ ngạc nhiên như mình lúc ở thất của sư cô G. Còn đúng một chiếc lá xanh, tôi thả vào lu nước gần cạn đáy, quên bẵng.

Hôm nay rảnh rỗi làm vệ sinh lu, phát hiện chiếc lá! Tôi cầm lên, thích thú nhìn mẩu xanh ít ỏi còn lại gần hết lá tra bồ đề đã trắng muốt! Những sợi gân lá cũng trắng, hằn lên đẹp tuyệt.

Tôi cẩn trọng đặt chiếc lá ấy lên quyển sách trên đầu nằm, lốc cốc gõ những dòng về chuyện cửu khiếu xa xôi ngày nào và chiếc lá hôm nay. Sư cô đã có tuổi, tôi cũng trung niên, chuyện về cửu khiếu tường hơn nhiều. "Lá ngâm nước rất hôi, nhưng màu trắng thì đẹp lắm!" - tôi nhớ lời sư cô.

Đời vậy, quy luật. Mà đạo cũng thế...

Chiếc lá bồ đề.

Cám ơn vị ni, về bài pháp diệu.

Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm