Ban Văn hoá Trung ương khảo sát Kiến trúc Văn hoá Phật giáo tại tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện Kế hoạch số 37/2022/KH-BVHTW ngày 18/11/2022 của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN về chương trình khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm tại một số tỉnh miền Bắc phục vụ Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng”.
Ngày 17/12/2022, Đoàn công tác của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã thăm, khảo sát kiến trúc Phật giáo tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương có HT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương; HT. Thích Hải Ấn – Uỷ viên thường trực HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương; HT. Thích Quang Nhuận – Phó trưởng Ban Văn hóa Trung ương; cùng chư Tôn đức trong Ban Thường trực Ban Văn hoá Trung ương; tham gia Đoàn còn có các chuyên gia, nhà nghiên cứu: Tiến sỹ, Kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn – Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng, đại diện các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn di tích, Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng…
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác.
Về phía BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, có TT. Thích Thanh Lâm – Uỷ viên HĐTS TƯ GHPGVN, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cùng chư Tôn Đức Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc có bà Nguyễn Thị Hương Lan – Phó Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Nguyễn Ngọc Hùng – Phòng PA02 Công an tỉnh; ông Trần Văn Quang – nguyên Giám đốc Sở văn hoá.
Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã đến thăm, khảo sát tháp Bình Sơn (huyện Sông Lô), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Bảo Tháp Tây Thiên (huyện Tam Đảo), chùa Hà Tiên (TP. Vĩnh Yên). Tại các công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh, Đoàn công tác đã dành thời gian nghiên cứu tỷ mỷ những nét đặc sắc, độc đáo của kiến trúc Phật giáo miền Bắc được lưu giữ, thể hiện trên các công trình, cũng như ghi nhận đánh giá cao việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đặc biệt Đoàn công tác đã dành thời gian để thăm quan, khảo sát, nghiên cứu Tháp Bình Sơn tại chùa Then (Vĩnh Khánh Tự) thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; là một kiến trúc Phật giáo mang dấu ấn của một giai đoạn khá dài (khoảng từ thế kỷ XIV tới XVI). Tháp Bình Sơn – Chùa Vĩnh Khánh toạ lạc trên một gò đất cao và rộng rãi, diện tích khu vực khoanh vùng bảo vệ là 17.200m2, bao gồm: Tháp Bình Sơn, tòa Tam bảo cũ, Tam bảo mới, giếng mực, nhà khách, hồ sen, cổng, các công trình phụ trợ. Tháp hiện nay cao 16,5 mét, (chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ), được cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về ngọn, với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét. Toàn bộ ngôi tháp được xây bằng gạch nung không tráng men. Từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét hoa văn hoàn chỉnh nhất. Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng với hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ “sư tử hí cầu”… Từ tầng thứ ba trở lên, trang trí vẫn còn, nhưng càng lên cao, chiều ngang mặt tháp càng bị thu hẹp, thì trang trí cũng giảm dần.
Tháp Bình Sơn có nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng, được gọi là “Hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”, trên các hòn gạch có rất nhiều loại hoa văn trang trí, chỗ hình tròn, chỗ lượn vòng tròn, chỗ sâu, nông, chỗ đậm… chứng tỏ bàn tay người thợ vô cùng điêu luyện. Tháp Bình Sơn là một công trình có kiến trúc độc đáo, theo đánh giá của người Pháp đây là một cây tháp đẹp nhất xứ Bắc Kỳ. Hiện nay, Lễ hội tại Khu di tích Tháp Bình Sơn – Chùa Vĩnh Khánh được địa phương tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, gọi là “Lễ hội chùa tháp”, bao gồm những nghi thức: rước kiệu, lễ cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và những chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian (cờ tướng, cờ người, chọi gà…). Với giá trị tiêu biểu, di tích di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015).
Làm việc với BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc,cùng lãnh đạo chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Đại diện lãnh đạo Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương nhấn mạnh, Vĩnh Phúc là trong 7 tỉnh ở Miền Bắc được Ban văn hóa Trung ương lựa chọn để thực hiện khảo sát, nghiên cứu và tổ chức các cuộc Tọa đàm để phục hồi Hội thảo “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” và thực hiện Đề án “Định hướng đặc trưng kiến trúc Phật giáo Việt Nam” bởi Vĩnh Phúc là một trong những trung tâm của Phật giáo cả nước. Đoàn Khảo sát đề nghị lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt là BTS GHPGVN tỉnh cung cấp thêm các tư liệu, minh chứng về những nét đặc trưng, đặc điểm của các công trình văn hóa, kiến trúc Phật giáo trên địa bàn; thực trạng công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các công trình kiến trúc Phật giáo, những kiến nghị, đề xuất của các hệ phái, BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc về kiến trúc Phật giáo miền Bắc hiện nay. Đoàn công tác của Ban văn hóa Trung ương cũng đề nghị Ban trị sự Phật giáo tỉnh đóng góp ý kiến vào đề án dự kiến biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam để Ban Văn hóa Trung ương có thêm các căn cứ, hoàn thiện các đề án trình Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thay mặt BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo với Đoàn công tác của Ban Văn hóa Trung ương; TT. Thích Thanh Lâm – Uỷ viên HĐTS, Phó ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh khẳng định: Vĩnh Phúc vùng đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử lâu đời, với những nét văn hóa đặc sắc của vùng đồng bằng bắc bộ, là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước. Sự hình thành GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc gắn liền với sự phát triển của GHPGVN. Nơi đây số lượng Tăng Ni, Phật tử rất đông, có nhiều công trình văn hóa, kiến trúc Phật giáo cổ, nhiều công trình văn hóa, kiến trúc Phật giáo lớn được trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới, thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương tới chiêm bái, tu tập. Trong những năm qua, GHPGVN tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt công tác phát triển tín đồ Phật tử, xã hội hóa trong công tác bảo tồn, tôn tạo, trùng tu nhiều công trình kiến trúc Phật giáo, đồng thời xây dựng nhiều công trình kiến trúc Phật giáo mới tạo nên không gian kiến trúc Phật giáo da dạng, góp phần cùng tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng không gian văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
BTS GHPGVN tỉnh nhất trí với đề án mà Ban Văn hóa Trung ương dự kiến. Đồng thời rất mong trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hóa Trung ương, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Buổi Tọa đàm, khảo sát đã khép lại trong tin thần hòa hợp và hoan hỷ chung.
Dưới đây là một số hình ảnh của đoàn tại buổi khảo sát hôm nay:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đồng Nai: Hòa thượng Thích Giải Quảng viên tịch
Trong nước 14:55 15/11/2024Thông tin từ Thiền phái Chúc Thánh tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và môn đồ pháp quyến cho biết Hòa thượng Thích Giải Quảng, viện chủ chùa Quảng Hiệp (Đồng Nai) vừa viên tịch hôm nay, 15/11/2024.
BTS Phật giáo TP.Gò Công tổ chức lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ và khai đại hồng chung
Trong nước 07:00 13/11/2024Chiều ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.Gò Công phối hợp với Ủy ban MTTQVN và Phòng Lao động - Thương binh xã hội TP.Gò Công trang nghiêm tổ chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại đền thờ Liệt sĩ thành phố.
Lễ húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang tại tổ đình Từ Đàm
Trong nước 15:00 11/11/2024Sáng 11/11/2024 (11.10 Giáp Thìn) tại Tổ đình Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, Huế); HT.Thích Hải Ấn cùng chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang.
Lễ tưởng niệm tổ khai sơn chùa Bảo Hoa
Trong nước 10:37 11/11/2024Ngày 9,10-11 (9,10-10-Giáp Thìn), chùa Bảo Hoa thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Hoà thượng Thích Bảo Hiển (1923-1994).
Xem thêm