Kinh Nhân quả ba đời (nội dung, giới thiệu)

Sau đây là là phần giới thiệu về Kinh Nhân quả ba đời của HT Thích Thiền Tâm, trích trong cuốn sách "Các loại Kinh Nhân quả "của Ngài.

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?” Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả.”

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân quả tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn… nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không? Thật ra, nhân quả không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân quả. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển Kinh này.

Kinh Nhân Quả nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục.” (Xem trang 329)

Về việc luân hồi nhân quả ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được.

Nhớ lại hồi xưa cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thí vô chung.” Sư Cụ mỉm cười đáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều là tốt lắm rồi!” Đại để, người đã lặn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo và mẹ của tất cả công đức.” Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm, tin có linh hồn, ma quỷ, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cùng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ “không không sắc sắc,” đường “thị thị phi phi,” sẽ hỏi Phật Đà mà tỉnh ngộ.

(Full) Phật giảng Kinh Nhân quả ba đời.

Giải nghĩa Kinh Nhân quả ba đời (1)

(Tiêu đề bài viết do BBT đặt lại).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói về Đại Ca Diếp

Kinh Phật 09:09 19/01/2025

Nghe như vầy: Một thời, đức Phật du hóa ở núi Linh Thứu trong thành Vương-xá. Bấy giờ, trong thành có vị Phạm-chí giàu có tên Ni-câu-loại (nghĩa là không sân hận), tiền của vô số, vàng bạc bảy báu, trâu ngựa ruộng vườn không sao đếm kể.

Kinh giáo giới Cấp Cô Độc

Kinh Phật 20:06 17/01/2025

Phật nói Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, trích Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, số 143, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh sức mạnh Quan Âm

Kinh Phật 16:09 17/01/2025

“Thế Tôn muôn vẻ đẹp/ Con xin hỏi lại Người/ Bồ Tát kia vì sao/ Tên là Quan Thế Âm?”

Xem thêm