Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hướng dẫn cách tụng và tải Kinh Dược Sư

Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như lưu ly. Hình ảnh của “ngọc lưu ly” gợi cho chúng ta về một “cái gương” phản chiếu, theo tinh thần “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Phatgiao,org,vn gửi tới Phật tử bài hướng dẫn cách tụng và tải Kinh Dược Sư.

> 12 Nguyện lớn của Đức Phật Dược Sư

Bài liên quan

Khi tâm thoát khỏi dòng chảy của các tâm lý phiền não thì cõi tâm đó là một tịnh độ; tất cả hành vi thanh tịnh đều được gọi là “trang nghiêm Phật độ. Người với tâm thanh tịnh như lưu ly như vậy cư trú ở đâu thì tịnh độ có mặt ở đó. Tâm tịnh và cõi tịnh là con đường hai chiều của một quá trình tu tập nhằm thiết lập an vui và hạnh phúc ngay ở hiện tại.

Kinh Dược Sư với tên gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang.

Kinh Dược Sư với tên gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang.

Kinh Dược Sư và các bản dịch

Kinh Dược Sư với tên gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang.

Tại Trung Quốc còn có thêm bốn bản dịch khác là:

1) Bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miên thi-lợi Mật-đa-la;

2) Bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản;

3) Bản dịch đời Tùy (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa;

4) Bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707).

Nhờ tính chất văn chương và dễ đọc tụng, bản của ngài Huyền Trang được sử dụng phổ biến nhất trong các chùa Bắc tông tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng nền văn hoá và văn tự của nước này. Bản dịch tiếng Việt vẫn giữ nguyên cấu trúc của bản dịch chữ Hán, nhằm tạo vần điệu cho từng lời Kinh, giúp cho người đọc tụng dễ nhớ và trì tụng.

Bìa Kinh Dược Sư.

Bìa Kinh Dược Sư.

Bài liên quan

Nhiều câu văn, cụm từ, câu và đoạn được hoán đổi cho nhau để cho mạch lạc. Những câu văn trùng lăp trong bản chữ Hán đã được tỉnh lược trong bản tiếng Việt. Kinh Dược Sư gồm 17 phần, mỗi phần mang một tiêu đề liên hệ đến các phương diện khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất và khổ đau tinh thần. Trường hợp, phần nào mà nội dung của nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, thì tiêu đề của nó mang tính cách bao quát. Cách phân chia như vậy, một mặt, giúp cho bố cục của bài Kinh được phân định rõ ràng, mặt khác, tạo sự chú tâm của hành giả khi trì tụng, với những ý tưởng gợi ý cụ thể và bao quát.

Ý nghĩa Kinh Dược Sư

Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông Hằng), ngụ ý nói rằng cõi Phật này xa vô tận.

Tên gọi vị Phật là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị Phật đến chúng sinh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu mà người ta thường nói:

“ Tâm từ trải khắp muôn phương

Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.

Tình người nở một đóa hoa

Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”.

Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ.

Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ.

Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sinh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

Bài liên quan

Lời nguyện chính là lý tưởng, là mong muốn, là ước ao đạt được của vị Bồ Tát đó. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.

Trong Kinh Dược Sư, ý nghĩa “Cầu chi được lấy” phản ánh tha lực độ sinh của chư Phật và Bồ Tát đối với chúng sinh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và thứ yếu. Trong khi đó, các ý tưởng sâu xa nằm trong từng lời Kinh mới chính là tư tưởng chủ đạo của Kinh Dược Sư, phản ánh tinh thần tự thân cho các chúng sinh đang khổ đau, do nhân quả của hành vi bản thân gây ra trong chuỗi kiếp sống.

Người tu học, hành trì phải tôn thờ hình tượng Đức Phật Dược Sư, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, cung kính đảnh lễ, cúng dường hương nhạc, hoa quả, đốt đèn và treo phan tục mạng.

Người tu học, hành trì phải tôn thờ hình tượng Đức Phật Dược Sư, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, cung kính đảnh lễ, cúng dường hương nhạc, hoa quả, đốt đèn và treo phan tục mạng.

Bài liên quan

Giới thiệu nguyện lực độ sinh của Phật Dược Sư là để làm trỗi dậy bản tính Phật tiềm ẩn trong từng con người, theo đó, mỗi đức tính cao cả, mỗi sự chuyển hoá tâm là một vị thuốc (Dược) cho sự sống của bản thân, và nhờ tinh thần tự cứu độ này, mỗi người là một vị thầy (Sư) cho chính mình.

Đọc tụng và hành trì Kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và chúng sinh vạn loài. Các dược chất trị liệu và tiềm năng thầy thuốc đó có sẵn trong mỗi con người. Tu hạnh Dược Sư để được đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta “thuốc” phúc - lộc - thọ, và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh,” nhằm chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời.

Cách thức hành trì, tụng niệm Kinh Dược Sư

Cần phải xây dựng niềm tin chân chính, tỉnh thức ngày đêm trong mọi tư thế và hành vi. Nếu những nỗi đau về thân xác phải được trị liệu bằng dược phẩm liệu như thuốc… thì những nỗi khổ về tinh thần cần được trị bằng dược phẩm tâm linh.

Để sở nguyện tuỳ tâm, cát tường như ý, chúng ta phải làm khơi dậy các dược chất tinh thần và tâm linh trong tâm chúng ta, khơi dậy Phật tính vốn có của mình.

Để sở nguyện tuỳ tâm, cát tường như ý, chúng ta phải làm khơi dậy các dược chất tinh thần và tâm linh trong tâm chúng ta, khơi dậy Phật tính vốn có của mình.

Người tu học, hành trì phải tôn thờ hình tượng Đức Phật Dược Sư, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, cung kính đảnh lễ, cúng dường hương nhạc, hoa quả, đốt đèn và treo phan tục mạng.

Bài liên quan

Thọ trì, đọc tụng Kinh Dược Sư bằng thái độ suy nghiệm và ứng dụng, từ bảy ngày cho đến bảy tuần, với lòng chí thành thì các nguyện ước chân chính và sẽ được thành tựu viên mãn.

Người tu học, hành trì phải sống đời đạo đức, giữ gìn giới hạnh, phát triển chính kiến, trau dồi khiêm tốn, kết giao bạn lành, tán dương người thiện, tuỳ hỷ bao dung, không khen mình chê người, từ bỏ tham lam, keo kiệt, siêng năng bố thí, cúng dường, giúp người cần giúp.

Thân tâm phải luôn hoan hỷ, an lạc, không để sân hận, buồn lo chi phối, đem lòng thương xót mọi loài, phóng sinh giúp vật, phát triển từ bi, giữ lòng buông xả, rộng lượng, thứ tha. Hiểu biết, cảm thông, hòa hợp với mọi người. Làm chủ các giác quan, đặc biệt là Thân, Khẩu, Ý, biết đủ trong tiêu dùng, không xa hoa, lãng phí.

Thọ trì, đọc tụng Kinh Dược Sư bằng thái độ suy nghiệm và ứng dụng, từ bảy ngày cho đến bảy tuần, với lòng chí thành thì các nguyện ước chân chính và sẽ được thành tựu viên mãn.

Thọ trì, đọc tụng Kinh Dược Sư bằng thái độ suy nghiệm và ứng dụng, từ bảy ngày cho đến bảy tuần, với lòng chí thành thì các nguyện ước chân chính và sẽ được thành tựu viên mãn.

Cần phải xây dựng niềm tin chân chính, tỉnh thức ngày đêm trong mọi tư thế và hành vi. Nếu những nỗi đau về thân xác phải được trị liệu bằng dược phẩm liệu như thuốc…thì những nỗi khổ về tinh thần cần được trị bằng dược phẩm tâm linh. Mỗi một đức tính tốt của con người là một chất liệu chuyển hoá tâm thức, mang lại an lạc và thảnh thơi, một cách vững chải và lâu dài, ở hiện tại và tương lai.

Bài liên quan

Để sở nguyện tuỳ tâm, cát tường như ý, chúng ta phải làm khơi dậy các dược chất tinh thần và tâm linh trong tâm chúng ta, khơi dậy Phật tính vốn có của mình. Đây là phương pháp trị liệu tâm bệnh rất thiết thực và hữu hiệu.

Trước khi tụng Kinh Dược Sư, hành giả trì tụng nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho ngay thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe. Phải thể nhập được những ý nghĩa trong Kinh và ứng dụng, thực hành trong đời sống để an lạc và thảnh thơi của mình và tha nhân.

Để tải xuống Kinh Dược Sư, quý Phật tử có thể tải xuống tại đây!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Đức Phật thuyết Kinh Diệt tận

Kinh Phật 12:21 07/03/2024

"Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ" (Trích Kinh Diệt tận).

Kinh Hiền Nhân (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 11:50 26/02/2024

Mọi việc trên đời đều có liên hệ, không hề ngẫu nhiên, nên nhớ nhân quả, để sống thật tốt, an vui, hạnh phúc. Nghe Thế Tôn dạy kinh nghĩa sâu xa, hơn ba ức người hiểu được lý đạo, phát nguyện vâng giữ năm điều đạo đức, phát nguyện thực tập, truyền bá Kinh này.

Xem thêm