Bảo vệ môi sinh
Phiền não đã làm cho môi trường của tâm ta ô nhiễm và khiến cho lời nói của ta không có trong sáng, không có từ hòa và khiêm cung, dẫn tới ô nhiễm môi trường sinh hoạt của gia đình và xã hội, và đã tạo ra những thác ghềnh, hầm hố giữa con người và con người.
Sự lạc quan và yêu đời của chúng ta không phải là thiết kế hay chạy theo một lý tưởng đẹp mà chính là tìm ra những nguyên nhân sinh khởi khổ đau và có những phương pháp đình chỉ những nguyên nhân ấy.
Cái dũng của con người không phải là khả năng chinh phục vạn binh bên ngoài và chinh phục thiên nhiên, mà chính là khả năng nhiếp phục và đoạn trừ những hạt giống phiền não đang lưu trú và hoạt động từ chiều sâu tâm thức của chính ta.
Phiền não đã làm cho môi trường của tâm ta ô nhiễm và khiến cho lời nói của ta không có trong sáng, không có từ hòa và khiêm cung, dẫn tới ô nhiễm môi trường sinh hoạt của gia đình và xã hội, và đã tạo ra những thác ghềnh, hầm hố giữa con người và con người, giữa con người và cảnh vật và cũng chính vì phiền não đã làm cho môi trường nơi tự tâm ta ô nhiễm, khiến cho những hành động của ta không có trí tuệ và từ bi, dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sinh hoạt của gia đình, xã hội và thế giới của chúng ta.
Quan niệm của Phật giáo về môi sinh và đạo đức môi sinh
Tình trạng đời sống gia đình và xã hội của chúng ta bất ổn, có nhiều tệ nạn xảy ra không phải do thiếu những tiện nghi vật chất mà do không biết sử dụng vật chất với một tâm hồn không ô nhiễm.
Niệm Phật là một trong những phương pháp làm cho bụi bặm phiền não nơi tâm ta lắng yên, làm cho môi trường hoạt động của tâm ta trong sạch, khiến cho ta đi đứng nằm ngồi trong tỉnh giác, nói cười trong từ bi và đối xử với nhau trong hỷ xả.
Chúng ta hãy nhắc nhở nhau phát khởi đại nguyện niệm Phật mỗi ngày, để mỗi ngày bụi bặm phiền não trong tâm thức ta được tiêu trừ và lắng yên, khiến cho môi trường hoạt động trong tâm thức ta càng ngày càng trở nên trong sáng và thuần tịnh, để cho sự bảo vệ môi trường trong sáng ở nơi thế giới của chúng ta không phải là những điều khoản của hiệp ước, không phải là những luật lệ và những hình phạt mà chính là những tiếng niệm Phật khởi sinh từ ý thức tỉnh giác và đại nguyện từ bi một cách sinh động.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm