Bảy Đức Phật quá khứ
Bảy vị Phật quá khứ hay còn gọi là nguyên thủy thất Phật thường được đề cập tới trong kinh sách Phật giáo đặc biệt là trong bộ Trường A Hàm Kinh - Kinh Đại Bản, Đức Phật Thích Ca có nói về bảy vị Phật quá khứ.
Ngoài ra, thường trong giai đoạn đầu, khi chư Phật ra đời, đệ tử đều thanh tịnh, chư Phật chỉ nói một bài kệ ngắn gọn, đệ tử y theo đó tu hành mà nhanh chóng chứng quả giác ngộ. Nội dung chung nhất là luôn phải chiết phục thân, khẩu, ý, đoạn hết thảy việc ác và làm tất cả việc lành.
Kiếp chia làm 3 loại: Đại kiếp, Trung kiếp, Tiểu kiếp. Đại kiếp hiện tại trong thời đại chúng ta gọi là Hiền kiếp. Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc Hiền Kiếp là vị Phật cuối cùng. Danh hiệu của 7 vị Phật đó lần lượt như sau:
1/ Tỳ Bà Thi Phật (Kiếp quá khứ): Đức Phật Tỳ Bà Thi giáng sinh tại thành Bandhumati, và đắc đạo dưới cây Patali (Ba-bà- la), cách nay 91 kiếp. Thuở ấy nhân loại sống 8 vạn tuổi. Giới kệ:
“Nhẫn nhục là bậc nhất
Niết-bàn là tối thượng
Xuất gia não hại người
Không xứng danh Sa-môn.”

2/ Thi Khí Phật (Kiếp quá khứ): Ngài Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, nhân loại thời này thọ bảy vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Phật Thức, trị vì đất nước tên A Lâu Na Hòa Đề. Giới kệ:
“Như mắt thấy sai quấy
Chỗ nằm ngồi cũng vậy
Giữ chí cho chuyên nhất
Là lời Chư Phật dạy.”
3/ Tỳ Xá Phù Phật (Kiếp quá khứ): Ngài nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp. Nhân loại thọ sáu vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Tùy Diệp, trị vì đất nước tên A-nâu-ưu-ma. Giới kệ:
“Không hại không sai trái
Luôn hành trì đại giới
Ăn uống biết dừng đủ
Chỗ nằm ngồi cũng vậy.”
4/ Câu Lưu Tôn Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ sáu trong Hiền kiếp. Nhân loại sống đến bốn vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Câu Lâu Tần, trị vì đất nước tên Luân-ha-lợi-đề-na. Giới kệ:
“Như ong hút mật hoa
Hương sắc hoa càng thắm
Đem vị ban cho người
Tỳ kheo vào làng xóm
Không phỉ báng một ai
Thị phi chẳng nhìn đến
Chỉ xét hành vi mình
Có đoan chính hay không.”
5/ Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ bảy. Nhân loại thọ ba vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Sai-ma-việt-đề. Giới kệ:
“Giữ tâm chớ khinh đùa
Cần học đạo tịch diệt
Hiền giả không sầu lo
Quyết tâm diệt sở niệm.”
6/ Ca Diếp Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ tám. Nhân loại thọ hai vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Ba-la-tư. Giới kệ:
“Giữ miệng, ý thanh tịnh
Thân hành cũng trong sạch
Ba nghiệp đều thanh tịnh
Đạo Như Lai tu hành.”
7/ Thích Ca Mâu Ni Phật (Kiếp hiện tại): Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni xuất hiện vào kiếp thứ chín. Nhân loại sống đến 100 tuổi hoặc hơn kém một chút. Ngài trị vì đất nước tên Ca-duy-la-vệ.
Giới kệ:
“Không làm các điều ác
Luôn làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.”
Trích Kinh Đại Bản
Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân trọng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu ai được nghe thấy
Liền phát tâm Bồ đề
Khi hết báo thân nầy
Đồng sanh về Cực Lạc
Nam mô A Di Đà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.

Nhân duyên gì để thành Phật?
Phật giáo thường thức
Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.

Biểu tượng của lòng từ bi vô lượng
Phật giáo thường thức
Bồ-tát Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi vô lượng và sự cứu độ không ngừng đối với chúng sinh.

Hiểu về ý thức
Phật giáo thường thức
Ý thức là một phạm trù khá phức tạp của trí não con người, bao gồm nhận thức, cảm xúc, ý niệm...về bản thân và thế giới xung quanh và khả năng tự nhận biết. Nó không chỉ đơn giản là khả năng nhận biết và hiểu biết, mà còn bao gồm khả năng tự nhận thức về quan điểm, giá trị, và mục tiêu cá nhân.
Xem thêm