Sống theo Pháp

“Sống theo pháp, sống theo pháp”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là vị sống theo pháp?

Kinh Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya

Chương V – Năm Pháp

1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- “Sống theo pháp, sống theo pháp”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là vị sống theo pháp?

2. – Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thông suốt pháp tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Vị ấy dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo thông đạt nhiều kinh điển, nhưng không sống theo pháp.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy dùng trọn cả ngày để trình bày pháp cho các người khác, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là Tỷ-kheo thuyết trình nhiều, nhưng không sống theo pháp.

Thấy Ta là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Ta

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Vị ấy dùng trọn cả ngày để tụng đọc, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm tùy tầm tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Vị ấy dùng trọn cả ngày suy tầm về pháp, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp.

6. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Vị ấy không dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, không phế bỏ sống độc cư an tịnh, nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống theo pháp.

7. Này Tỷ-kheo, như vậy Ta đã thuyết về học thuộc lòng nhiều, đã thuyết về thuyết trình nhiều, đã thuyết về đọc tụng nhiều, đã thuyết về suy tầm nhiều, đã thuyết về sống theo pháp. Này Tỷ-kheo, điều gì bậc Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ khởi lên, các điều ấy, Ta đã làm cho các Thầy. Này Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Này Tỷ-kheo, hãy tu Thiền, chớ có phóng dật, chớ có để về sau sẽ phải hối tiếc. Ðấy là lời giáo giới của Ta cho các Thầy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 17:30 20/12/2024

Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh phân biệt về sự thật

Kinh Phật 19:00 19/12/2024

Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)

Kinh Phật 10:24 19/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm