Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/01/2021, 13:47 PM

Bệnh tật và những pháp tu theo quan điểm của Phật giáo

Bệnh tật là kết quả của nghiệp, do tự thân cá nhân tạo ra trong quá khứ hoặc ngay chính trong hiện tại. Là một người Phật tử, ý thức sâu sắc về nhân quả và nghiệp báo, thiết nghĩ đạo hữu cũng đã nhận chân được và không quá đau buồn về hoàn cảnh của mình.

Bệnh tật có phải do từ kiếp trước?

Hỏi: Tôi là một Phật tử lâu năm, năm nay 51 tuổi, trước đây sức khoẻ bình thường. Sau khi bị trọng bệnh (vào năm 2001), được bác sỹ Bệnh viện TW Huế xác định là viêm màng não, thì tai tôi hoàn toàn không nghe được. Bây giờ, sức khoẻ đã hồi phục, tu học vẫn bình thường nhưng chỉ đọc được kinh sách mà thôi.

Biết rằng mình tạo nghiệp thì phải chịu nhưng vì là một người khiếm thính hoàn toàn nên tôi rất khổ tâm, nhất là không nghe được chư Tăng thuyết pháp. Để tìm vui, ngoài tu tập tôi còn tự học thư pháp chữ Việt. Xin cho tôi vài lời khuyên về bệnh trạng và hướng dẫn một phương pháp tu tập thích hợp.

Đáp: Đọc thư, chúng tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của đạo hữu. Trong những điều bất hạnh xảy ra cho con người, mất đi một phần chức năng của giác quan có lẽ là điều bất hạnh lớn nhất.

Cuộc sống hướng thiện của con người thực chất là sự đối diện và cải tạo nghiệp lực.

Cuộc sống hướng thiện của con người thực chất là sự đối diện và cải tạo nghiệp lực.

Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn đồng thời nó là một thuộc tính của con người. Đã có thân tức có bệnh, chỉ khác nhau ở chỗ bệnh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít giữa mỗi người mà thôi. Trường hợp bệnh của đạo hữu khá nghiêm trọng, di chứng của căn bệnh để lại quá nặng nề. Tuy nhiên, họa trung hữu phúc tức trong cái rủi thì cũng còn cái may, vì rằng với một căn bệnh khá hiểm nghèo như viêm màng não mà vẫn bảo toàn được tánh mạng là điều hy hữu rồi.

Bệnh tật là kết quả của nghiệp, do tự thân cá nhân tạo ra trong quá khứ hoặc ngay chính trong hiện tại. Là một người Phật tử, ý thức sâu sắc về nhân quả và nghiệp báo, thiết nghĩ đạo hữu cũng đã nhận chân được và không quá đau buồn về hoàn cảnh của mình. Nghiệp của mình thì mình phải chịu, không sớm thì muộn nó vẫn xảy ra. Do vậy, trả nghiệp sớm chừng nào hay chừng đó. Ngay cả một vài chư vị tôn túc, suốt đời sống phạm hạnh nhưng cuối đời vẫn chịu nhiều bệnh tật. Tuy vậy, các Ngài vẫn kham nhẫn, an nhiên trả báo mà không hề ta thán nửa lời.

Làm phước nhiều mà vẫn bệnh tật, không may mắn là vì đâu?

Tuy nhiên, với tình trạng khiếm thính hoàn toàn của đạo hữu như hiện nay thì thật là bất lợi trong đời sống và tu tập. Thông thường, khi mất đi một giác quan thì con người có khả năng chuyển hướng chức năng của giác quan bị mất sang một giác quan khác. Như một người khiếm thị thì có thể “thấy” bằng tai hoặc một người khiếm thính thì có thể “nghe” bằng mắt chẳng hạn. Dù rằng, có thể nghe bằng mắt nhưng không thể nào tránh khỏi bực bội, phiền não vì không thể nắm bắt trọn vẹn thông tin.

Để nắm bắt thông tin một cách chính xác thì đạo hữu nên yêu cầu người đối thoại sử dụng chữ viết trong những trường hợp quan trọng. Đồng thời, đạo hữu quan sát miệng và cử chỉ của người đối thoại để hiểu được phần nào ngôn ngữ và ý tưởng của họ. Ngày nay, công nghệ y khoa rất phát triển, người khiếm thính có nhiều cơ hội để khắc phục nhược điểm của mình bằng cách sử dụng máy trợ thính. Do đó, đạo hữu có thể liên hệ với cơ sở y tế, nơi đã điều trị để tìm hiểu và được hướng dẫn cụ thể hơn.

Trong việc tu tập, khiếm thính tuy gặp nhiều bất lợi nhưng nếu nhiệt tâm tu học thì nhược điểm ấy có thể khắc phục dễ dàng. Vì rằng, tu học chủ yếu là dụng tâm, dụng trí chỉ là bước đầu. Mặt khác, chính sự hành trì mới thật sự đem lại chất liệu giải thoát và an lạc cho hành giả. Do đó, nếu nghe Pháp nhiều mà không thực tập, ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống tu tập thực tiễn thì không có sự chuyển hoá. Trường hợp của đạo hữu vì đã có một kiến thức khá cơ bản về Phật pháp, nếu được nâng cao thì càng tốt nhưng tốt nhất vẫn là tu niệm.

Thực hành Phật pháp là điều quan trọng, là cốt tuỷ của sự tu tập, có tác dụng chuyển hoá tích cực hơn hiểu biết suông về Phật pháp.

Thực hành Phật pháp là điều quan trọng, là cốt tuỷ của sự tu tập, có tác dụng chuyển hoá tích cực hơn hiểu biết suông về Phật pháp.

Đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Phật

Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, thì pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà rất phổ biến, phù hợp với mọi căn cơ. Do vậy, đạo hữu hãy giữ chánh niệm bằng cách duy trì danh hiệu Phật trong tâm, luôn an trú tâm trong lục tự Di Đà. Chỉ chừng ấy công phu cùng với các thời lễ sám, nếu được thực thi một cách trọn vẹn trong cuộc sống, thiết nghĩ đạo hữu không nghe được chư Tăng thuyết pháp thì cũng không mấy ảnh hưởng đến tu học. Mặc dù không nghe được nhưng đạo hữu có thể đọc kinh sách. Ngày nay, kinh sách Phật giáo phát hành rất rộng rãi với nội dung rất phong phú và đa dạng. Do vậy, nếu cần nghiên cứu thêm để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm tu tập thì đạo hữu có thể tham khảo kinh sách, báo chí Phật giáo. Trong trường hợp, có những thắc mắc về giáo lý hay phương pháp tu tập, do không thể hỏi trực tiếp vì không nghe được thì đạo hữu có thể liên lạc bằng thư hoặc văn bản, chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của đạo hữu trong thời gian sớm nhất.

Được biết đạo hữu tự học thư pháp chữ Việt để giải trí, chúng tôi vô cùng hoan nghênh. Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật rất được ưa chuộng hiện nay. Thú chơi thư pháp có thể giúp cho đạo hữu hướng nội, thanh thản đồng thời có tác dụng trợ duyên tích cực cho việc nhiếp niệm.

Cuộc sống hướng thiện của con người thực chất là sự đối diện và cải tạo nghiệp lực. Đối diện tức là chấp nhận, cải tạo là tìm cách khắc phục và chuyển hoá nghiệp lực. Trong đó, thực hành Phật pháp là điều quan trọng, là cốt tuỷ của sự tu tập, có tác dụng chuyển hoá tích cực hơn hiểu biết suông về Phật pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm