Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Hòa thượng Tịnh Không giảng vấn đáp:
Có loại cảnh giới này thì một mình bạn biết là được rồi, đừng nói với người khác, không được khoe khoang: “Tôi đã mơ thấy, gặp được Phật rồi, các bạn còn chưa được, công phu của các bạn không bằng tôi”, như vậy thì hoàn toàn sai rồi, loại cảnh giới này khẳng định là cảnh giới ma, không phải cảnh giới Phật.
Thế Tôn ở trong Kinh Lăng-nghiêm có nói rất rõ ràng, gặp được Phật, rốt cục là Phật hay là ma? Bên ngoài không phải là Phật, cũng chẳng phải là ma, Phật và ma ở chỗ nào? Là ở trong tâm bạn. Tâm bạn thanh tịnh, như pháp thì bạn gặp được chính là Phật. Tâm bạn không thanh tịnh, khiến cho bạn cống cao ngã mạn, đó chính là ma, chắc chắn không phải là Phật, phải hiểu đạo lý này. Cho nên, bên ngoài chẳng là Phật cũng chẳng là ma, phải xem chính bạn khởi lên tâm gì.
Phật nói với chúng ta, gặp cảnh giới này như không gặp, không để ở trong tâm, trong Kinh Kim Cang có nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (hễ có hình tướng đều là không thật), thì hết thảy đều là cảnh giới tốt. Bạn gặp Phật là cảnh giới tốt, bạn gặp ma cũng là cảnh giới tốt, tại sao vậy? Tâm bạn có thể bất động, không phân biệt, chấp trước, không khởi vọng niệm, đều là cảnh giới tốt.
Tôi nghĩ nhất định có người đã gặp A Di Đà Phật, gặp Quán Âm Bồ-tát trong mộng, mặc dù không phải là nhiều lắm, nhưng khẳng định là có. Trong mộng gặp A Di Đà Phật không nhất định là bạn sẽ vãng sanh, bạn mộng thấy A Di Đà Phật thì bạn có đi với Ngài không? Cho nên, cảnh mộng rốt cục vẫn là cảnh mộng. Vì sao lại có loại cảnh mộng này? Có hai nguyên nhân, một là cảm ứng, rất có thể lúc mới học Phật, trong đời quá khứ bạn có duyên với Phật, đời này vừa mới tiếp xúc thì thường có rất nhiều cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn, đây là làm tăng trưởng tín tâm của bạn, không chắc là bạn có thể vãng sanh, chỉ là tăng thêm tín tâm cho bạn mà thôi.
Một nguyên nhân khác là bạn thường hay tụng kinh, niệm Phật rất thuộc. Người xưa thường nói ngày nghĩ gì thì đêm mơ vậy, bạn quen thuộc với thế giới Tây Phương Cực Lạc nên có cảm ứng này, đây đều là việc tốt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm