Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/07/2020, 10:36 AM

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Bồ Tát vào đời với nhiều hình thức khác nhau

Con lặng lẽ đến quỳ dưới chân Mẹ hiền Quán Thế Âm thầm dâng lên Ngài nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh. Ngài như lặng lẽ chia sẻ cùng con, con chợt cảm thấy ấm áp như được che chở trong vòng tay Mẹ hiền.

Con lặng lẽ đến quỳ dưới chân Mẹ hiền Quán Thế Âm thầm dâng lên Ngài nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh. Ngài như lặng lẽ chia sẻ cùng con, con chợt cảm thấy ấm áp như được che chở trong vòng tay Mẹ hiền.

Sinh ra làm kiếp con người, dấn thân vào cõi phù vân thì chúng ta đã sẵn sàng đón nhận, chịu đựng vùi dập giữa muôn nghìn giông tố cuộc đời.  Những lúc đau khổ, trong đêm thanh vắng con càng thấy mình bé nhỏ quạnh quẽ, dưới ánh sáng sao xa mờ con cảm thấy mình bơ vơ lạc lõng. Con lặng lẽ đến quỳ dưới chân Mẹ hiền Quán Thế Âm thầm dâng lên Ngài nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh. Ngài như lặng lẽ chia sẻ cùng con, con chợt cảm thấy ấm áp như được che chở trong vòng tay Mẹ hiền.

Nói đến hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì đã trở thành biểu tượng tôn thờ tuyệt đối từ nghìn xưa cho đến ngày nay.  Không những ở khắp nơi, mọi người đều thờ hình tượng Bồ-tát mà trong âm nhạc, thơ ca cũng thường tán thán hạnh nguyện từ bi cứu khổ của Ngài. Nơi nào chúng sinh gặp tai nạn, đau khổ bức bách mà chí thành niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì Ngài liền đến cứu. Vì muốn cứu độ chúng sinh nên Bồ-tát theo tâm nguyện của mỗi người mà hiện hình tướng khác nhau để cứu độ; cho nên, chúng ta gọi Bồ-tát là Mẹ hiền. Bởi vì, mẹ bao giờ cũng yêu thương, lo lắng, bao dung, tha thứ cho con, cho nên trong các kinh điển thường nói: “Chư Phật, Bồ-tát thương chúng sinh như con một”.

Làm sống động tinh thần Quán Thế Âm Bồ Tát

Chúng ta hình dung đến hình ảnh những bà mẹ chỉ có một đứa con, họ thương yêu, bảo bọc, chăm sóc, chiều chuộng con bằng mọi cách. Nhưng tình yêu của mẹ còn có thay đổi. Có những bà mẹ gặp phải những đứa con ngang bướng, không vâng theo lời dạy, hay lỡ vướng vào tệ nạn xã hội thì họ có thể trách than con mình. Nhưng tấm lòng chư Phật, Bồ-tát thì bao la, các Ngài không làm như thế. Chúng sinh càng ngu si, dại dội đi lầm đường lạc lối thì các Ngài càng thương xót, càng cố gắng hóa độ họ trở về nẻo chánh. Vì thế, trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn nói Bồ-tát Quán Thế Âm có ba mươi hai ứng thân, từ thân Đức Phật cho đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thị hiện khắp mọi nơi, ứng thân theo tâm khẩn cầu tha thiết của chúng sinh mà đến cứu độ. Ngài không bỏ sót một chúng sinh nào, nếu họ chí thành tin tưởng Ngài, cầu Ngài cứu độ, ước nguyện chính đáng thì Ngài liền đến giúp họ thành tựu mong cầu. Vì thế, nhà thơ Thanh Sơn viết:

Đến cõi Ta-bà chẳng quản thân,

U minh thế giới quyết năng gần,

Quán Âm linh cảm Như Lai nguyện,

Lắng tiếng xa xăm cứu độ trần.

Không biết bao lần tôi chứng kiến, từ kẻ quyền thế giàu sang cho đến người dân nghèo khổ quỳ lạy Bồ-tát chí thành; có những đấng mày râu lạy Ngài tha thiết, cầu xin Ngài cứu độ điều gì đó; có những phụ nữ chịu đựng biết bao nỗi khổ đau không biết chia sẻ cùng ai, nên họ quỳ dưới chân Ngài dâng lên nỗi buồn đau kiếp nhân sinh, như được Ngài lặng lẽ sẻ chia, an ủi, vỗ về, họ òa khóc nức nở dưới chân Ngài.

Con thành kính kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm. Mẹ không sinh ra con thân tứ đại giả huyễn này, không dành cho con vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền từ, nhưng trong tâm con luôn ấm áp vì nghĩ Mẹ đã theo con suốt trên con đường học đạo và hành đạo.

Con thành kính kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm. Mẹ không sinh ra con thân tứ đại giả huyễn này, không dành cho con vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền từ, nhưng trong tâm con luôn ấm áp vì nghĩ Mẹ đã theo con suốt trên con đường học đạo và hành đạo.

Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền

Chúng ta là người học Phật, ngoài trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, còn phải thực hành theo chút hạnh nguyện từ bi cứu độ của Ngài. Khi thấy ai đó bị đau khổ cùng tột, chúng ta dành ít thời gian chia sẻ, an ủi họ; gặp người nào làm ăn thất bại bị phá sản, hay bị tai nạn, chúng ta không thể giúp họ được nhiều, nhưng chút tấm lòng sẻ chia cùng họ ít tiền bạc để họ đỡ cơn đói lòng; hoặc tìm cho họ một việc làm tạm thời để họ sinh sống cho qua ngày. Chẳng những chúng ta mở lòng quan tâm đến mọi người mà loài súc vật chúng ta cũng nên thương yêu chăm sóc cho chúng nó ăn uống. Chúng ta làm được như thế, mới gọi là thực hành theo chút hạnh nguyện từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm. Nếu ai ai cũng thực hành như thế thì cõi Ta-bà này sẽ được an lạc, nhân dân thái bình. Vì không còn cảnh hận thù chém giết nhau, tranh giành nhau, ganh tỵ hãm hại nhau…

Con thành kính kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm. Mẹ không sinh ra con thân tứ đại giả huyễn này, không dành cho con vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền từ, nhưng trong tâm con luôn ấm áp vì nghĩ Mẹ đã theo con suốt trên con đường học đạo và hành đạo. Mẹ âm thầm lặng lẽ gia hộ cho con vượt qua bao chướng duyên nghịch cảnh. Khi con gặp nghịch duyên không biết tỏ cùng ai nỗi đau buồn thì ngay lúc đó con đến quỳ dưới chân Ngài, khấn cầu Ngài gia hộ. Lúc ấy, trong tâm con như được Ngài ban cho nghị lực giúp con vượt qua mọi chông gai cuộc đời.

Ôi! Kỳ diệu thay! Mẹ hiền của hàng triệu chúng sinh đang đau khổ ở cõi Ta-bà này. Văng vẳng đâu đây lời hát: Mẹ hiền Quán Thế Âm, nghìn mắt nghìn tay, vô lượng vô biên…(Mẹ Từ Bi-Chúc Linh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu ba loại nhân, nhất định cảm được ba loại quả báo

Kiến thức 09:00 15/11/2024

Trước lúc thiên tai chưa xảy ra, nên cố gắng tu nhân, như vậy mới là hành động đúng đắn nhất. Nên giữ tâm cho tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt. Như vậy nhất định có quả báo tốt đẹp.

Chuyển đổi số phận

Kiến thức 08:30 15/11/2024

Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Xem thêm