Biết tiết độ, biết mình, biết hội chúng
Biết tiết độ là sự tiết chế, điều độ trong ăn uống, ngủ nghỉ, nói nín, đi đứng, nằm ngồi. Người tu cũng là con người nên các nhu cầu thiết yếu cho sự sống cần phải có. Thọ dụng nhưng luôn tỉnh giác để chừng mực, vừa đủ, không mong cầu.
Theo lời dạy của Thế Tôn, trong “bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận”, sau khi tu tập biết pháp, biết nghĩa và biết thời, vị Tỳ-kheo tiếp tục thực hành các pháp tiếp theo là biết tiết độ, biết mình và biết hội chúng.
“Một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì? Đó là: 1-Biết pháp, 2-Biết nghĩa, 3-Biết thời, 4-Biết tiết độ, 5-Biết mình, 6-Biết chúng hội và 7-Biết sự hơn kém của người.
…
4-Thế nào là Tỳ-kheo biết tiết độ? Đó là Tỳ-kheo biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo biết tiết độ. Nếu có Tỳ-kheo không biết tiết độ tức là Tỳ-kheo không biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Tỳ-kheo như vậy là không biết tiết độ. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ, đó là biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ.
5-Thế nào là Tỳ-kheo biết mình? Tỳ-kheo tự biết mình có mức độ ấy tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là biết mình. Nếu có Tỳ-kheo không biết mình tức là không tự biết mình có mức độ ấy tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là không biết mình. Nếu có Tỳ-kheo khéo tự biết rõ mình, đó là biết mình có mức độ ấy tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, A-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là khéo biết rõ mình.
6-Thế nào là Tỳ-kheo biết chúng hội? Tỳ-kheo biết đây là chúng hội Sát-lợi, đây là Phạm chí, đây là chúng hội Cư sĩ, đây là chúng hội Sa-môn. Ở nơi các chúng hội ấy, ta nên đi như vậy, đứng như vậy, ngồi như vậy, nói như vậy, im lặng như vậy. Ấy là Tỳ-kheo biết chúng hội”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bảy pháp, kinh Thiện pháp, số 1 [trích])
Hạng người không thể ước lượng theo lời Phật dạy
Lời bàn:
Biết tiết độ là sự tiết chế, điều độ trong ăn uống, ngủ nghỉ, nói nín, đi đứng, nằm ngồi. Người tu cũng là con người nên các nhu cầu thiết yếu cho sự sống cần phải có. Thọ dụng nhưng luôn tỉnh giác để chừng mực, vừa đủ, không mong cầu. Ăn uống đủ sống, ngủ nghỉ đủ khỏe, nói nín đủ để truyền thông, mọi việc không thiếu mà cũng không dư. Nhờ có tiết độ nên thuận duyên hơn trên con đường tu tập chánh trí.
Quan trọng là tự biết mình. Vị Tỳ-kheo tự biết rõ mình có chừng nào “tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc”. A-hàm là toàn bộ giáo pháp, là giáo pháp giải thoát tối thượng. Sở đắc là những tầng thiền và các Thánh quả. Nếu chưa có hoặc có ít “tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc” thì cần tu tập để có. Nếu đã có thì tiếp tục làm cho tăng thượng để đạt đến viên mãn.
Biết hội chúng là đi đến bất cứ hội chúng nào thì vị Tỳ-kheo đều biết rõ họ để tùy duyên nói năng và hành xử sao cho phù hợp. Như vậy, dù ở bất cứ đâu chúng ta cũng được tôn trọng, được hộ trì để an ổn tu tập.
Đây là ba pháp (trong bảy pháp) giúp người tu được an lạc, thẳng đến thành tựu giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật dạy về siêu độ ngạ quỷ trong Kinh tạng Pali
Lời Phật dạy 10:20 28/11/2024Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại đám quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Sàriputta, và bà liền đến nơi ngài cư trú.
Thờ Phật như thế nào để được lợi lạc, sống thế nào để được hạnh phúc?
Lời Phật dạy 09:44 28/11/2024Đức Thế Tôn dạy tôn giả A Nan rằng: Có người thờ Phật để mong cầu giàu có. Có người thờ Phật để mong cầu tai qua nạn khỏi. Có người thờ Phật để khi Ông Bà Cha Mẹ và người thân qua đời được Phật rước. Tôn giả A Nan quỳ gối chắp tay đảnh lễ đức Thế Tôn thưa thỉnh:
Tu tập
Lời Phật dạy 08:15 26/11/2024Kinh Tứ thập nhị chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật thế này: Kính bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào người xuất gia như chúng con có thể đến được chí đạo?Phật dạy: Bao giờ các ông quyết tâm dứt tất cả những tham cầu, ngược xuôi, lăng xăng, trong lòng thực sự yên ổn, lặng lẽ thì đến được chí đạo.
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Xem thêm