Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/02/2018, 10:50 AM

Bình Dương: Lễ húy kỵ lần thứ 218 Tổ Đỉa Thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu

Sáng ngày 21/12/Đinh Dậu (06/02/2018), tại chùa Tổ Đỉa Long Hưng, KP4, P.Tân Định, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương, môn đồ pháp tử đã long trọng cử hành Lễ húy kỵ lần thứ 218 của Tổ sư Đạo Trung – Thiện Hiếu, bậc ân sư tiền bối đã có công khai sơn tạo tự, truyền bá chánh pháp đến vùng đất TX.Bến Cát.         

 
Đến tham dự buổi lễ có: HT.Thích Tâm Từ, Thành viên HĐCM TƯ GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương; cùng Chư tôn đức tăng ni trên địa bàn 09 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng đồng về dâng hương tưởng niệm. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các cấp lãnh đạo tỉnh và đông đảo phật tử gần xa đến tham dự.
 
Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung, thường được tôn gọi là Tổ Đỉa, sinh năm Quý Hợi (1743), thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong thế hệ thứ 38. Hiện chưa biết rõ tên tục, quê quán và hành trạng, chỉ biết Tổ Đỉa là bậc cao tăng của chốn thiền môn, là vị khai sơn chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Long Hưng thường được gọi là chùa Tổ Đỉa (ấp 4, xã Tân Định, Bến Cát, Bình Dương); Hội Hưng (xã Trung An, Củ Chi, TP.HCM); Hội Lâm còn gọi là chùa Bà Tang (xóm Chùa, xã An Phú). Ngài từng đến hành đạo tại các chùa: Hội Khánh (Thủ Dầu Một); Long Thọ (Thủ Dầu Một); Hội Sơn (Thủ Đức) và Bửu An (Biên Hoà, Đồng Nai); Kim Cang nay là chùa Kim Long (Biên Hòa, Đà Nẵng).
       
Vào khoảng năm 1768, Thiền sư Đạo Trung - Thiện Hiếu từ chùa Hội Sơn ở Thủ Đức đi qua chùa núi Bà Đen (Tây Ninh), thường ghé nghỉ tạm dưới một gốc cây trâm ở ven “Bưng Đỉa”, thuộc Cầu Định (tỉnh Thủ Dầu Một ngày xưa). Gọi là Bưng Đỉa vì vùng bưng này đất phì nhiêu nhưng có rất nhiều đỉa. Nông dân ở Bưng Đỉa nghèo nàn vì thiếu ruộng trồng lúa trong khi bưng lại bỏ hoang vì đỉa. Dù nghèo nhưng nông dân ở đây thấy ngài thường nghỉ đêm ở gốc cây trâm ven bìa Bưng Đỉa nên phát tâm dựng cho thiền sư một am tranh để nghỉ ngơi trên đường vân du hoằng hóa. 

Trong lúc đó, ngài thấy dân ở địa phương có được một vùng đất bưng phì nhiêu và rộng lớn nhưng lại phải bỏ hoang vì nạn đỉa nhiều. Một hôm, Thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu ra giữa Bưng Đỉa ngồi thiền để cầu nguyện cho các con đỉa ở đó được tiêu trừ nghiệp chướng mà vãng sinh, cho bưng bớt đỉa hầu giúp dân chúng có thể làm ruộng trồng lúa được.

Khi ngài ngồi thiền, đỉa bu quanh và bò lên mình rất nhiều, nhưng ngài vẫn an nhiên tiếp tục ngồi như không. Trong các con đỉa bám vào mình, có một con đỉa trắng rất to (có lẽ là đỉa chúa) bò lên nằm ngay trên đỉnh đầu của ngài. Thiền sư Đạo Trung vẫn tiếp tục ngồi thiền, con đỉa trắng to từ đỉnh đầu rơi xuống nước và vãng sinh, một số đỉa nhỏ khác quanh đó cũng tự nhiên đi nơi khác. Sau đó, vùng Bưng Đỉa, số đỉa giảm dần và người dân địa phương bắt đầu xuống bưng làm ruộng được và dần dần vùng Bưng Đỉa bị bỏ hoang trở thành một vùng ruộng lúa phì nhiêu, người dân địa phương trồng trọt được, làm ăn phát đạt và sung túc hơn. Từ đó dân địa phương tôn gọi ngài là “Tổ Đỉa”. 

Tổ Đỉa thiền sư đã cùng nhân dân địa phương lập thành một ngôi chùa lớn, được Tổ đặt tên là Long Hưng, nhưng dân địa phương ít gọi tên chùa Long Hưng mà thường gọi là chùa Tổ Đỉa. Tổ Đỉa Thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu có công lớn trong việc truyền bá chánh pháp và hộ quốc an dân, giúp cho nhân dân nơi đây được an cư lạc nghiệp. Do có công lao làm cho ruộng lúa không còn đỉa để cho dân chúng cấy cày, dân địa phương vì tôn quý ngài, nên gọi ngài là Tổ Đỉa, ngài không cho và dạy khi nào ngài tịch đem thiêu, nếu còn để lại xá lợi một bàn tay để làm tin thì hãy gọi là Tổ. Quả nhiên khi ngài viên tịch đem thiêu còn lại xá lợi một bàn tay, việc này đã làm cho đồ chúng và nhân dân càng vững tin ngài là một vị chân tu đã đắc đạo.
          
Tổ Đỉa thiền sư có công khai lập nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa Linh Sơn ở núi Điện Bà Tây Ninh. Lúc này, Bà Đen núi Tây Ninh thường hiện ra thành các cô gái đẹp trêu chọc, quyến rũ các chàng trai và nhiều vị thiền sư đến đây tu hành. Khi Tổ đến đây, như thường lệ, Bà hiện ra trêu chọc nhưng được Tổ cảm hóa, nguyện qui y theo Phật pháp và sẽ không quấy phá các bậc tu hành nữa. Sau khi quy y với Tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu thì Bà Đen trở nên hiền lành, hộ trì dân chúng được bình an, lạc nghiệp. Dân chúng quanh vùng tin tưởng và phụng thờ Bà Đen và tôn bà là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Tổ Đỉa Đạo Trung Thiện Hiếu là người con chí hiếu. Khi ngài rời quê xuất gia tu học, mẹ ngài vì nhớ con đã lặn lội tìm đến chùa. Tổ biết đó là mẹ mình nên nhận vào chùa và cho làm công quả. Nhưng vì sợ mẹ mình biết ngài là con, bà sẽ có thái độ xem thường tăng chúng trong lúc công quả, nên tổ không cho biết. Trong thời gian bà ở đây, tổ thường dặn dò tăng chúng chăm sóc cụ bà khi ngài có phật sự đi vắng. Mỗi tối, khi đại chúng tịnh rồi, ngài âm thầm giặt đồ cho mẹ. Khi cụ lâm chung, Tổ Đạo Trung Thiện Hiếu mới công bố trước đại chúng đây là mẹ của mình. Và khi qua đời, tổ đứng ra lo an táng chôn cất trong khuôn viên chùa. Ngày nay, mộ cụ được chôn gần tháp của Tổ phía sau chùa Tổ Long Hưng. 
 
Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi vào giờ Mùi (1799), Tổ Đỉa viên tịch tại chùa Tổ Long Hưng. Đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viên chùa. Vào ngày 21 tháng Chạp hàng năm, để tưởng nhớ ơn đức của Tổ Đỉa Đạo Trung Thiện Hiếu, chùa Tổ Đỉa Long Hưng và nhân dân bá tánh địa phương long trọng thiết lễ húy kỵ giỗ của Tổ Đỉa. 

Trải qua chiều dài lịch sử gần 300 năm, bao cuộc bể dâu và sự tàn phá của chiến tranh nhưng chùa Tổ vẫn trầm ngâm soi cuộc thế gian dưới bóng mát của đức Phật. Ngôi chùa tuy mới được trùng tu vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn đó nét cổ kính thuở nào, những tán cây sum xuê che mát sân chùa, những ngôi mộ của các sư trụ trì viên tịch vẫn còn đó và ngày ngày chúng sinh bái vọng, nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho người dân an cư lạc nghiệp.

Ngôi chùa vẫn còn những câu chuyện sự chở che của đức Phật đối với chúng sinh như vào khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, khi chiến sự lan ra vùng này, chùa bị đạn pháo bắn vào ngay chánh điện khi mà trong chùa, tại chánh điện có gần 100 nhân mạng lớn nhỏ, đa số là cụ già, phụ nữ và trẻ em đang trú ngụ. Thế nhưng, chùa bị sập hoàn toàn, các tượng Phật bị tung tóe khắp nơi còn gần 100 nhân mạng kia chỉ có một chị bị thương nhẹ... Tất cả những câu chuyện đó là minh chứng cho sự gắn bó thân thiết của người dân thập phương, là sự gửi gắm niềm tin, là tấm lòng của người dân, người mộ đạo đối với ngôi chùa có thể là lâu đời nhất của tỉnh Bình Dương.
         
Trong không khí trang nghiêm, bồi hồi xúc động và lắng đọng tâm tư, Chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương và các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đến trước Tổ đường chùa Tổ Đỉa Long Hưng đồng dâng lên nén hương tưởng niệm với lòng thành kính đối với bậc tiền bối đã dày công khai sơn, truyền bá chánh pháp đến vùng đất TX. Bến Cát. 
 
Nhân dịp này, BTS tỉnh Bình Dương đã trao tặng bà con những phần quà nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018.

An Mai
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm