Bồ Tát Quan Thế Âm thị hiện giúp ta vững chãi đi qua những khúc quanh của cuộc đời
Không phải tự nhiên mà hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện ở mỗi sân chùa, nơi bệnh viện, góc đường quanh co đầy hiểm nguy của một lộ trình dài…Ngài thị hiện ở đó để nhắc nhở về việc chánh niệm, lắng nghe chính mình, không sợ hãi trước mọi biểu hiện...
Không phải tự nhiên mà hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện ở mỗi sân chùa, nơi bệnh viện, góc đường quanh co đầy hiểm nguy của một lộ trình dài…
Ngài thị hiện ở đó để nhắc nhở về việc chánh niệm, lắng nghe chính mình, không sợ hãi trước mọi biểu hiện, để vững chãi đi qua những khúc quanh của đời cũng như khúc quanh của đường.
Chiều hôm đó, góc bệnh viện khi tôi rời đi, nơi tôn tượng Đức Quan Âm vẫn được những bệnh nhân và người nhà thắp đèn cùng hương thơm dâng cúng, gửi gắm những ước nguyện về việc vượt qua khổ, nạn. Bồ-tát đã nghe!
Và bài pháp về sự không sợ hãi, đón nhận mọi biểu hiện, cũng như gieo tạo duyên lành đã được trao bằng cách này cách khác. Ngay khi ấy cũng cũng chính là lúc trở lại với chính mình, lắng nghe những biểu hiện hôm nay để biết mình có biệt nghiệp, cộng nghiệp nào. Từ đó chuyển hóa nỗi khổ đau thành thanh lương, dịu mát ở trong lòng.
Bệnh đau, chết chóc, xả báo thân tứ đại là điều không ai mong nhưng là sự thật mà ai làm người cũng trải qua. Người bệnh hiểu rằng, nếu có ra đi thì cũng giống như thay chiếc áo cũ mục trong lộ trình tử sinh thì tự nhiên đầy ắp vững chãi.
Vào bệnh viện rồi mới thấy, sức khỏe là quan trọng nhất, bệnh tật chẳng chừa ai.
Nhưng cũng chính nơi đó, sẽ có người vượt lên trên cái đau, cái sợ thông thường như ở căn phòng có vị Ni 80 tuổi, vẫn mỉm cười chờ nong tim, còn biết nói đạo lý vô thường, quan tâm tới cuộc sống người khác một cách ân cần. Nhiều người khác cũng đã biết chấp nhận để đi qua một đoạn đường khó, còn sống thì còn vui, còn làm yên lòng những người thân-thương của mình.
Bồ-tát Quan Âm khi đó đã thị hiện vào đất tâm của người nghĩ về Ngài, hướng về và niệm danh. Bồ-tát thực ra không xa xôi, Ngài vẫn hiện diện mà có khi ta không tiếp xúc được nên không thấy, không nghe.
Đức Bồ-tát có hạnh nguyện lắng nghe, đã nghe, nhưng ta cũng cần lắng nghe Ngài nữa, để nghe và thấy cái nghe của Ngài thì mới tương ứng, mới thành thí vô úy giả - thành tay, mắt của Bồ-tát, hiến tặng sự không sợ hãi cho mọi người, mọi loài…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm