'Kinh Kim cương' - cuốn sách xưa nhất còn tồn tại đến nay

Một phiên bản in khắc gỗ của Kinh Kim cương được thực hiện từ năm 868 cho thấy nghề in đã phát triển ở Trung Quốc từ hơn 1.000 năm trước.

Những vấn đề tinh yếu của kinh Kim Cương

Trước khi Gutenberg phát mình ra máy in (năm 1455), sách được in theo bản khắc. Khoảng 1.800 năm trước, người Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng những bản khắc gỗ để in hình ảnh mang tính tôn giáo lên giấy, lụa, tường.

Khoảng thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc đã in được những cuốn sách hoàn chỉnh. Một cuốn Kinh Kim cương thực hiện năm 868 chính là cuốn sách in xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay.

Một phần Kinh Kim cương. Ảnh: British Library

Một phần Kinh Kim cương. Ảnh: British Library

Giới thiệu kinh Kim Cương

Năm 1.900, Vương Viên Lục - một đạo sĩ Trung Quốc - đã tìm thấy cuốn kinh này trong Thiên Phật động (quần thể hang động quanh con đường tơ lụa ở Đôn Hoàng, phía tây bắc Trung Quốc). Cùng Kinh Kim cương, người ta còn tìm thấy ở Đôn Hoàn khoảng 60.000 bức vẽ và tài liệu khác. Số tài liệu này được xác định là có từ khoảng năm 1.000.

Đến năm 1907, cuốn Kinh Kim cương thuộc về Marc Aurel Stein, nhà thám hiểm này đã tặng lại nó cho Bảo tàng Quốc gia Anh. Ngày nay, cuốn kinh được bảo quản trong Thư viện Quốc gia Anh.

Cuốn Kinh Kim cương có độ dài 5m với chiều rộng 27cm. Làm nên độ dài 5m là 7 phần được dán lại với nhau. Khi đọc, người ta trải cuộn giấy ra từ một ống hoặc que bằng gỗ làm trục, đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

Với độ dài 5m, cuốn kinh được cuộn lại chứ không chia ra nhiều tờ, đóng thành tập như các cuốn sách ngày nay.

Với độ dài 5m, cuốn kinh được cuộn lại chứ không chia ra nhiều tờ, đóng thành tập như các cuốn sách ngày nay.

Thái độ cần có khi đọc kinh Phật

Người ta sử dụng kỹ thuật in có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc để thực hiện, dùng bản khắc gỗ (một chế bản được khắc tỉ mỉ) để in lên giấy, mực in làm từ vỏ cây hoàng bá. Đây là một kỹ thuật in tốt, không sản phẩm in nào ở châu Âu trong 600 năm tiếp theo có thể sánh được.

Nội dung tài liệu in cổ nhất là một kinh điển quan trọng của Phật giáo. Kinh Kim cương (Diamond Sutra) là lời dạy của Đức Phật (Siddhartha Gautama). Siddhartha Gautama còn được gọi là đấng giác ngộ, sống ở thế kỷ thứ 6. Văn bản trình bày dưới dạng đối thoại giữa Đức Phật và một đại đệ tử là Tu Bồ Đề (Subhuti).

Tên của kinh lấy theo cái mà Phật giáo gọi là “năng đoạn kim cương”: Kim cương giác nghĩa đoạn nghi (gươm báu chặt đứt phiền não). Nội dung của kinh nhấn mạnh con người và thế giới vật chất là mộng ảo.

Kinh Kim cương là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa, đồng thời được xem là một bài kinh cơ bản của Thiền tông, vì chứa đựng tinh hoa, cốt tủy của giáo lý Bát Nhã. Bài kinh này thường được tụng niệm tại các chùa Đại Thừa.

Tranh vẽ Đức Phật đang thuyết pháp.

Tranh vẽ Đức Phật đang thuyết pháp.

Trong bản Kinh Kim cương này có một bức minh họa duy nhất nằm ở phần mở đầu. Đây cũng được xem là bức tranh khắc gỗ xưa nhất còn sót lại trong một bản sách in. Bức tranh có hình Đức Phật ngồi ở giữa, dáng vẻ tôn quý, đang thuyết pháp cho Tu Bồ Đề. Xuang quanh Đức Phật là các đệ tử, trong đó Tu Bồ Đề chắp tay quỳ ở góc trái của tranh.

Cuối cuộn Kinh Kim cương này có lời đề cho biết chính xác ngày thực hiện kinh. Lời cuối sách viết: “Vương Kiệt thay mặt song thân cẩn lập để hoằng pháp, 11 tháng 5 năm 868”. Từ đó, người ta có thể xác định cuốn kinh do Vương Kiệt chủ trương thực hiện vào năm 868.

Bên cạnh những ý nghĩa khi tìm hiểu lịch sử Phật giáo, bản in Kinh Kim cương năm 868 cho thấy trình độ nghề in ở Trung Quốc cổ đã phát triển từ thế kỷ thứ 8.

Xem thêm video: Lợi ích của giới luật:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 17:30 20/12/2024

Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh phân biệt về sự thật

Kinh Phật 19:00 19/12/2024

Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)

Kinh Phật 10:24 19/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm