>Tin tức nổi bật
Phóng sinh cá chép tiễn ông Táo về trời là một tục lệ truyền thống của người Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Do đó ngay từ sáng sớm, khu vực ven các hồ ở Hà Nội đã tấp nập người dân đi thả cá chép. Càng về trưa, số lượng người dân thả cá càng đông hơn Tuy nhiên, hình ảnh thường thấy sau khi thả cá là một số người đã vứt túi bóng, vứt tro, hương...ra đường, thành cầu hay thậm chí ném thẳng xuống sông, hồ khiến nơi đây bị ngập rác Cùng với việc thả cá, nhiều người dân đã thả cả rác, bát hương, bàn thờ cũ,... Ngay mép hồ, dòng nước đen ngầu do tàn tro người dân đổ ra làm ô nhiễm nhiều góc hồ. Mặt nước hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) ngập tro hương trong ngày ông Công, ông Táo. Dù xung quanh khu vực hồ Tây đã được đặt rất nhiều thùng rác, người hướng dẫn nhưng nhiều người dân không có ý thức vẫn ném thẳng tro hoá vàng xuống hồ. Thậm chí khi được nhắc nhở, không ít người đã lẩn ra những chỗ vắng người để vứt túi tro, túi nilon lớn Sợ thả các từ trên cao xuống sẽ khiến cá bị chết, có người đã tiện tay ném cả túi và cá xuống hồ, khiến cá bị mắc kẹt không thoát ra được Mặc dù có biển cấm nhưng nhiều người thiếu ý thức vẫn cứ phớt lờ vứt rác cùng với việc vứt cá Nhiều người thả cá nhưng lại vô tư thả luôn cả túi nilon ra ngoài môi trường Để hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan tại các địa điểm được người đến thả cá, nhiều bạn học sinh, sinh viên, người nước ngoài đã tình nguyện thay phiên nhau chốt chặn tại các điểm lên xuống nhắc nhở mọi người có ý thức thu gom túi ni-lông, tập hợp tro hóa vàng và khuyến khích người dân sử dụng xô chậu hoặc tay thả cá thay vì ném cả túi xuống hồ
Cá, bàn thờ, tro, vứt vô tội vạ xuống hồ, sông, gây ô nhiễm môi trường trong ngày ông Công ông Táo
Thứ hai, 28/01/2019, 19:14 PM
- Lâm Linh
Sáng 28/1 (Tức ngày 23 tháp Chạp) để tiễn ông Công ông Táo chầu trời, người dân Hà Nội tấp nập đến các địa điểm ven hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, cầu Long Biên,… để thả cá chép. Cùng với đó, đủ loại bàn thờ cũ, tro, bát hương cũng bị người dân quẳng xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường.