Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/05/2022, 13:47 PM

“Cả hư không cùng niệm Phật” vẫn không ngoài tâm

Theo giáo điển Tịnh tông, đạt đến Niệm Phật tam muội thì chắc chắn thành tựu vãng sinh. Tuy nhiên, trong đại định thâm sâu của Niệm Phật tam muội, hành giả có cơ duyên sẽ bùng vỡ tuệ giác thể nhập Tự tính Di Đà (Chơn tâm, Phật tính hiện tiền), chứng ngộ giải thoát, an lạc, Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Tổng quan lộ trình tu tập của một hành giả Tịnh tông, niệm danh hiệu Phật cầu vãng sinh Tịnh độ bao gồm chánh hạnh và trợ hạnh. Trợ hạnh là làm tất cả các hạnh lành, tu vô lượng thiện pháp để tích công bồi đức. Chánh hạnh là niệm hồng danh Phật A Di Đà (sáu chữ hoặc bốn chữ) theo lộ trình căn bản: Từ niệm danh hiệu Phật đến Nhập tâm, đến Bất niệm tự niệm, rồi đến Niệm Phật tam muội (Nhất tâm bất loạn), cho đến thể nhập Tự tánh Di Đà (giác ngộ, giải thoát).

Khởi sự công phu, hành giả niệm Nam-mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật. Tập trung tâm ý vào Phật hiệu, duy trì chánh niệm với Phật hiệu càng nhiều càng tốt. Quá trình huân tu niệm Phật trải qua thời gian dài, tùy theo duyên nghiệp, tùy thuộc thiện căn và sự tinh tấn của mỗi người mà dần đạt đến Nhập tâm.

Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

Nhập tâm là trạng thái tự nơi tâm mình bỗng nhiên nghe tiếng niệm Phật. Thoạt đầu, hành giả ngỡ rằng tiếng niệm Phật này ở bên ngoài hoặc do ký ức mình đã từng lưu giữ nhờ nghe ở đâu đó nhưng sau khi thẩm sát liền biết rõ tiếng Phật hiệu lưu xuất từ tâm. Tiếng Phật hiệu này khi biểu hiện có thể mạnh hoặc yếu, tồn tại lâu hoặc mau, biên độ rộng hoặc hẹp, giai điệu của mình hoặc người khác… đồng thời tạo ra một hiệu ứng định tĩnh, an lạc bao trùm khắp thân tâm.

Nhập tâm đến độ ‘nghe cả hư không cùng niệm Phật với mình’ là một tín hiệu tốt, tiến bộ tâm linh đáng khích lệ nhưng chưa phải là ‘đạt trình độ cao’ trong lộ trình tu Niệm Phật. Bởi lẽ thực chất tiếng niệm Phật này vốn lưu xuất từ nơi tâm, do các hạt giống niệm Phật đã huân tập trước đó tùy duyên mà biểu hiện ra, nó làm tiền đề cho Bất niệm tự niệm. Nếu không biết nuôi dưỡng và hướng đến Bất niệm tự niệm thì trạng thái Nhập tâm sẽ mai một, hành giả không còn nghe tiếng niệm Phật ấy nữa.

Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

Người tu niệm Phật khi bước vào giai đoạn Nhập tâm thì chỉ ghi nhận, hoan hỷ với thành tựu bước đầu nhưng không tự mãn. Tiếp tục phát huy sự tinh tấn niệm Phật cho đến giai đoạn Bất niệm tự niệm. Bất niệm tự niệm là trạng thái không cần phải tác ý niệm Phật, không cần dụng công khởi niệm và duy trì chánh niệm nhưng trong tâm vẫn cứ niệm Phật tương tục không gián đoạn.

Từ Bất niệm tự niệm, hành giả cần dụng công nhiều hơn nữa để chứng đạt Nhất tâm. Tịnh tọa, chú tâm, lắng nghe tiếng niệm Phật của tự tánh chính là công phu của hành giả. Dùng tâm rỗng rang thanh tịnh lắng nghe từng tiếng, từng câu niệm Phật của tự tánh cho đến khi tiếng niệm Phật đông đặc thành khối, kiên trì lâu ngày như vậy sẽ thành tựu Niệm Phật tam muội hay chứng đạt Nhất tâm bất loạn.

Theo giáo điển Tịnh tông, đạt đến Niệm Phật tam muội thì chắc chắn thành tựu vãng sinh. Tuy nhiên, trong đại định thâm sâu của Niệm Phật tam muội, hành giả có cơ duyên sẽ bùng vỡ tuệ giác thể nhập Tự tính Di Đà (Chơn tâm, Phật tính hiện tiền), chứng ngộ giải thoát, an lạc, Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm