Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/09/2019, 17:21 PM

Cách bài trí tượng chư Phật, chư Bồ tát ở các chùa Việt

Các chùa ở Việt Nam có cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường. Do đó người ta mỗi khi bước chân vào chùa không phân biệt được pho tượng nào thờ vị nào.

 >>Kiến thức

Các chùa ở Việt Nam có cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường.

Các chùa ở Việt Nam có cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường.

Ở trong chánh điện thờ Phật, Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh lúc đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni Phật và những tượng các vị thần khác. Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

1. Tượng Tam Thế Phật

Tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

Tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống nhau, tức là tượng "Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

2. Tượng Di Đà tam tôn 

Tượng Di Đà tam tôn.

Tượng Di Đà tam tôn.

Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A Di Đà Phật, tức là Thụ dụng Trí tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây phương Cực lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa bà qua cõi Cực lạc.

3. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh

Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ Hiền Bồ Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh. Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thích Ca Mầu Ni ngồi cầm hoa sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh Thứu Sơn; bên tả là tượng Ca Diếp Tôn Giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A Nan Đà tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích Ca khi ngài còn ở thế gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.

4. Tượng Cửu Long  

Tượng Cửu Long.

Tượng Cửu Long.

Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mâu Ni mới đản sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bảy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn - Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quý hơn cả". Bởi vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giữa có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lúc đản sinh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tế ở cõi sa bà thế giới và lúc nào cũng hộ trì Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật.

5. Tượng Tứ Thiên Vương 

Tượng Tứ Thiên Vương.

Tượng Tứ Thiên Vương.

Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ Thiên Vương mạc áo Vương phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.

6. Tượng tứ Bồ Tát

Có chùa bỏ tượng Tư Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ Tát, tạc hình Thiên thần gọi là Ái Bồ Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ Tát tay nắm lại và để vào ngực.

7. Tượng Bát Bộ Kim Cương 

Tượng Bát Bộ Kim Cương.

Tượng Bát Bộ Kim Cương.

Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát bộ Kim Cương gồm có: 1) Thanh Trừ Tài Kim Cương. 2) Tích Độc Thần Kim Cương. 3) Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương. 4) Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương. 5) Xích Thanh Hoả Kim Cương. 6) Định Trừ Tai Kim Cương. 7) Tử Hiền Kim Cương. 8) Đại Thần Lực Kim Cương.

Bốn vị Bồ Tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ Đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt

Kiến thức 21:18 05/04/2024

Tịnh Độ Tam Kinh nói cho chúng ta biết rằng hình tướng của tất cả chúng sinh ở Tây Phương Cực Lạc thế giới đều tương đồng. Đây là việc bất khả tư nghì. Ở thế giới Sa bà của chúng ta, tìm được 2 người tướng mạo y như nhau là rất khó. Tại sao tướng mạo mọi người lại khác nhau?

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Kiến thức 15:00 05/04/2024

Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời.

Duyên khởi chân ngôn Phật Dược Sư

Kiến thức 14:15 05/04/2024

Chân ngôn Dược Sư, tên đầy đủ là Dược Sư quán đỉnh Đà la ni, là một chân ngôn trích trong kinh Dược Sư. Tu trì chân ngôn Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được bách bệnh nan y của thân, tâm bệnh, căn bản phiền não, thành tựu các thiện hạnh thế gian và công hạnh Phật sự xuất thế.

Quy y là bước đi đầu tiên hướng tới giác ngộ

Kiến thức 13:20 05/04/2024

“Quy y” là một trong những thuật ngữ đặc trưng của đạo Phật. Sự thực hành đặc biệt về Quy y trong Phật giáo là một điểm khởi đầu của con đường tâm linh giúp bạn thành tựu giác ngộ.

Xem thêm