Chùa Vạn Phật: Ngôi chùa có hơn 10.000 tượng Phật ở Sài Gòn
Chùa Vạn Phật ở quận 5 có hệ thống tượng được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam.

Nằm trong khu phố vàng bạc trên đường Nghĩa Thục (quận 5), chùa Vạn Phật lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng. Chùa được xây dựng vào năm 1959 bởi hai vị hòa thượng là Đức Bổn và Diệu Hoa, với mục đích làm nơi tu học, lễ bái cho các tăng ni, Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận. Khởi đầu, chùa khá đơn sơ và tạm bợ, chỉ sau đợt đại trùng tu kéo dài 10 năm (1998 - 2008), ngôi chùa mới có diện mạo như ngày nay với 5 tầng, diện tích 200 m2.

Đúng như tên gọi, chùa có hệ thống tượng Phật được xếp vào hàng kỷ lục tại Việt Nam. Những bức tượng được bài trí khắp các tầng, trong đó, tráng lệ nhất là Chánh điện (còn gọi là Đại điện Quang Minh), công trình quy tụ cả tượng nhỏ lẫn tượng lớn như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền...

Đài sen bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tác tinh xảo. Điều đặc biệt ẩn sau 1.000 cánh sen này là những bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà.

Xung quanh những tượng Phật lớn là 10.000 tượng nhỏ, được đặt tương ứng trên tường của Đại điện Quang Minh.

Ngoài tượng Phật, chánh điện còn có tượng Tứ đại Thiên vương được đặt theo bốn hướng. Trong các truyền thuyết của người Hoa, đây được xem là những người canh giữ thế giới và Phật pháp.

Không gian và kiến trúc tại mỗi tầng trong chùa đều mang đậm nét văn hoá của người Hoa: cổng vòm, những án thờ dán giấy đỏ...

Điện thờ Đức Phật Dược Sư (Vị Phật thầy thuốc) tại tầng 2. Theo truyền thuyết, Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất và tinh thần, những nguy hiểm, chướng ngại trong cuộc sống, và giúp họ loại bỏ ba chất độc là sự dính mắc, hận thù và vô minh. Đó được coi là nguồn gốc của mọi đau khổ trên cõi đời.

Tượng gỗ Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát được đặt trong tủ thờ tại của chùa.

Tranh vẽ Thiện Tài đồng tử, Long Nữ đứng trên mây, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát mang đậm nét văn hoá của người Hoa.

Trong khuôn viên chùa có khu vực gửi tro cốt của người đã khuất. Tại đây, nhà chùa cho đặt một tượng Phật bằng đá để người dân tới dâng hương, chiêm bái.

Tháp mộ thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn (trái) và Hòa thượng Thích Diệu Hoa, hai vị trụ trì đã sáng lập chùa, được đặt trên sân thượng.

Toà tháp Vạn Phật 5 tầng được xây dựng trên sân thượng vừa là điểm nhấn kiến trúc của chùa, vừa có chức năng chan hoà ánh sáng tự nhiên cho tầng chánh điện bên dưới.
Nguồn: VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tết Chôl Chnăm Thmây ở ngôi chùa Nam tông Khmer bên dòng Nhiêu Lộc
Media
Những ngày giữa tháng 4, trong không khí trang nghiêm và ấm cúng, đồng bào Khmer sinh sống tại TP.HCM đã tưng bừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi (quận 3).

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Media
Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.

Hoa gạo nở đỏ rực góc sân chùa Thầy
Media
Vào thời điểm này, cây gạo cổ thụ tại chùa Thầy (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) nở rực sắc đỏ. Khung cảnh ấy gợi nét trầm mặc, thu hút du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái.

Trang nghiêm lễ rước giới bản theo nghi thức Làng Mai
Media
Như Phatgiao.org.vn đưa tin, Đại giới đàn Nước Tĩnh diễn ra từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2025 tại Làng Mai, Pháp Quốc và diễn ra cùng ngày tại tu viện Vườn Ươm, Thái Lan.
Xem thêm