Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/03/2024, 10:50 AM

Cách đối diện với nghịch cảnh và thị phi

Có Phật tử hiền lành nói với thầy: Bạch thầy sao dạo này trong Phật giáo bị nhiều thị phi, điều tiếng, làm giảm tín tâm của tín đồ Phật tử, con lo quá! Làm sao học Phật cho hiệu quả và đúng cách để có năng lực bình tâm tĩnh trí đối diện và chuyển hóa khổ đau?

Thầy đáp: Người xưa nói, thị phi chung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô (Thị phi lúc nào mà chẳng có, 'Không nghe' thì tự nhiên không có việc gì).

Bất thính còn có thể hiểu là nghe mà không bị tác động, không bị chi phối, không bị ảnh hưởng.

Bất kỳ ai sống trên đời đều phải sẽ đối diện với những nghịch cảnh, trái ngang, phiền não, thị phi.

Học cách đối diện với nghịch cảnh, thị phi là rất cần thiết cho tất cả mọi người.

Học cách bình tâm tĩnh trí đối diện với thị phi rắm rối vốn dĩ đầy rẫy trong cuộc đời.

Chỉ sợ tâm mình tu tập thiếu định lực vững vàng, chứ không sợ bị người khác thị phi thêm bớt.

Phật pháp dạy cho chúng ta những bài học quý giá về cách chấp nhận và đối diện với hiện thực khổ đau bằng tâm thế bình an định tĩnh tích cực chủ động.

Bản chất của Phật giáo là nhận diện rõ ràng, như thật về khổ đau, chuyển hóa và đoạn trừ hoàn toàn những nỗi khổ niềm đau của bản thân và mọi người, hướng đến một cuộc sống an vui, tích cực, tự tại và giải thoát..

Một trong những điều cốt yếu, quan trọng của việc học Phật pháp là học cách bình tâm, tĩnh trí đối diện với những hiện thực phũ phàng của cuộc sống hằng ngày; học cách xử lý mọi tình huống, dù là tình huống xấu nhất với sự nhẫn nại, bao dung và vị tha.

Những câu chuyện thị phi thường mang theo một mùi vị bí ẩn

00

Làm sao học Phật cho hiệu quả và đúng cách để có năng lực bình tâm tĩnh trí đối diện và chuyển hóa khổ đau? 

Trước hết, ta cần hiểu được, đức Phật giác ngộ cái gì, thành tựu năng lực gì mà vượt ra ngoài mọi nỗi khổ đau, sợ hãi.

Bản chất sự giác ngộ của đức Phật là thấy biết đúng như thật về tất cả mọi thứ, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Đức Phật biết đúng như thật về cuộc đời và con người.

Thấy rõ cuộc đời vô thường, phù du và mộng ảo. Mọi thứ luôn biến chuyển đổi thay từng giây, phút, sát na.

Thấy rõ con người do đất nước gió lửa giả hợp, luôn bị quy luật vô thường chi phối, sẽ già bịnh chết; bản chất con người là do tập hợp của năm thứ sắc thọ tưởng hành thức, vốn không có tự thể, không có tự tánh.

Vì thấu rõ như vậy nên ta không vướng mắc không tham chấp, đắm nhiễm đạt được an vui tự tại, vượt ngoài mọi sự ưu sầu khổ não.

Chúng ta không thấy biết đúng như thật về con người, về cuộc đời, mãi mê chạy theo, đeo đuổi theo những thứ phù phiếm hư ảo và vô thường nên chúng ta có nhiều buồn phiền khổ đau, thất vọng, không như ý.

Ví dụ như cả đời ta bị tham dục chi phối, mãi mê chạy theo tiền tài danh vọng không lúc nào ngừng nghỉ, mà không phải lúc nào cũng toại nguyện. Dù cho có lúc toại nguyện đi chăng nữa thì ta sự hơn thua, ích kỷ, bám víu và cố chấp cũng đủ làm ta khổ não dài dài, chứ chưa nói đến sự khắc nghiệt của quy luật vô thường không chừa một ai, bịnh đau già yếu đã kề sát bên ta.

Trong bài kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật mô tả rõ điều này: Con người thường vì tham dục mà truy cầu danh lợi, khi đã có danh lợi thì thân thể cũng già yếu suy kiệt. Giống như đốt nhang, khi mọi người nghe được mùi thơm của cây nhang tỏa ra cũng là chính là lúc cây nhàng đã tàn. Điều này sâu sắc và chí lý khiến ta phải tỉnh giác ghi nhớ.

Cho nên học Phật là học sống tỉnh giác, trí tuệ, tích cực và từ bi, quan sát rõ bản chất vô thường của cuộc đời và giá trị chân thật và bền vững của trí tuệ và từ bi.

- Ta hãy chuyển hướng suy nghĩ: thay vì suy nghĩ theo cách hơn thua, sân si của thế gian, thì suy nghĩ theo hướng từ bi hỷ xả bao dung độ lượng theo lời Phật dạy.

- Thay vì cứ mong việc gì cũng thành công, thắng lợi thì học cách bình thản đối diện với thất bại

- Thay vì buồn chán tuyệt vọng khi gặp khó khăn thì tích cực phấn chấn vượt qua nghịch cảnh trái ngang.

- Thay vì sống quá vội vàng, hấp tấp thì học cách sống bình thản, an nhàn chậm rãi.

- Thay vì chỉ lấy tiền tài danh vọng và quyền lực làm mục tiêu thì lấy trí tuệ đạo đức từ bi làm mục tiêu hướng đến.

- Thay vì cứ ảo tưởng lo cho tương lai xa vời thì biết sống tỉnh giác và trọn vẹn trong giây phút hiện tại.

- Thay vì cứ cố chấp từ chuyện nhỏ nhất thì học cách buông xả dần dần.

- Thay vì phung phí thời gian vào những chuyện vô ích thì trân quý thời gian, dành thời gian vào việc tích cực lương thiện.

- Thay vì lệ thuộc và vướng mắc vào hoàn cảnh thì ta học cách tích cực và tự tại trong mọi hoàn cảnh, kể cả nghịch cảnh, thị phi trái ngang.

Nhìn cuộc đời

Biết như thật

Duyên sanh, vô thường

Năm uẩn vô ngã

Vui tự tại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm