Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/07/2016, 09:36 AM

Căn bệnh “ung thư” tâm thức

Một số người thường có thói quen bình phẩm và chê bai những người ở địa vị thấp hơn. Không có ai góp ý, bản ngã càng cao và họ sẽ không biết được cách cư xử thế nào là phù hợp. Căn bệnh “ung thư” tâm thức cũng xuất phát từ đây. Khi những nhân tố xấu không được xóa bỏ, chúng sẽ âm thầm lớn lên, phát triển khiến bạn không thể kiểm soát. Và khẩu nghiệp là “triệu chứng” phổ biến cho căn bệnh “ung thư” tâm thức của con người hiện đại.

Những ngày học đại học tôi luôn bị chúng bạn cười chê vì một thói quen lạ và dị. Đó là nhặt rác trong ngăn bàn sau mỗi buổi học. 

Đến khi ra trường, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh nước đổ lênh láng, hộp mì tôm và bao nhiêu là rác nằm la liệt dưới chân các dãy ghế ở hội trường lớn khi tổ chức lớp học lý luận cho cả khóa tốt nghiệp. Tôi chỉ có thể nhắc một người, hai người, nhiều nhất là chục người chứ làm sao có thể nhắc được hàng trăm sinh viên.

Câu trả lời quen thuộc tôi nhận được từ những người bạn của mình mỗi khi tôi nhắc nên vứt rác đúng chỗ: “Kệ chứ, sinh ra lao công để làm gì? Mình đóng tiền phải để cho mấy bác í làm việc chứ?” Có lẽ các bạn tôi nói không sai nhưng dù sao chúng ta cũng nên giữ vệ sinh chung cho mọi người xung quanh. Nhìn những chai nước ngọt uống không hết bị đổ ra sàn, những gói bim ăn dở còn vài miếng cũng vứt ra ghế thật sự rất mất mĩ quan.

Ngày nay, một số bạn trẻ đang hình thành lối suy nghĩ vị kỷ, luôn muốn mọi thứ có lợi cho bản thân và không nghĩ vì người khác. Câu chuyện “túi chanh 20 nghìn” đang được chia sẻ trên các trang báo mạng những ngày qua là dẫn chứng cho điều tôi đang nói tới.

Sự việc diễn ra tại một quán bún hải sản ở Hà Nội giữa một cụ bà bán chanh và một nhóm bạn trẻ. Tôi không đi theo đám đông tranh cãi về việc các bạn từ chối mua chanh của bà cụ là đúng hay sai. Điều khiến tôi chú ý ở sự việc lần này là câu nói của hai cô gái trẻ trong nhóm đó: “Ôi ngày xưa em cũng hay mua lắm ý, cứ suốt ngày cho tiền mấy ông bà ấy nhưng về sau mới biết là toàn lừa đảo, nên giờ em chán chẳng muốn mua nữa anh ạ. Eo ơi nhé, có cả một động, bao nhiêu là ông bà già, suốt ngày đi xin kiểu này... Nói thẳng ra phải sống như thế nào thì về già con cái mới không nuôi chứ, đúng không?”

“Phải sống như thế nào thì về già con cái mới không nuôi chứ?” Chỉ là một câu nói bâng quơ thôi mà sao tôi nghe lại thấy đắng ngắt đến vậy? Tôi tự hỏi không biết bà cụ lúc đấy có nghe thấy không? Hay họ nói lúc bà đã rời đi rồi? Nếu nghe được những câu nói ấy bà sẽ có cảm giác ra sao?

Câu chuyện đã tạo nên sự tranh cãi lớn trên các trang báo cũng như diễn đàn của người trẻ. Một bên bênh nhóm bạn ấy, giải thích vì có quá nhiều trường hợp giả nghèo để xin tiền nên họ không muốn bị lừa để mua ủng hộ nữa. Phía còn lại bênh cô gái viết lại câu chuyện đã tốt bụng mua giúp bà cụ túi chanh 20 nghìn dưới cái nắng chói chang đến ngạt thở của Hà Nội ba ngày qua.

Mọi người nói về lòng tin của giới trẻ đang bị hút cạn. Còn với tôi, thứ quan trọng hơn lòng tin đó là ý thức, là đời sống nội tâm trong mỗi con người. Việc nhóm bạn không mua chanh cho bà cụ không có gì để trách cứ. Mua hay không mua, đó là quyền tự do của mỗi cá nhân. Nhưng cớ sao các bạn lại buông ra những câu nói cay nghiệt đến vậy?

Họ nói như để động viên bản thân, tự nhủ mình đã làm một việc đúng đắn. Chúng ta luôn cho mình quyền được đánh giá, bình phẩm về người khác dù đôi khi chúng ta không hiểu rõ về cuộc đời và chính con người của họ. Bạn cứ nghĩ bạn hiểu hết mọi thứ trên đời nhưng sự thật không phải lúc nào cũng hiện rõ trước mắt. Có một câu châm ngôn rất hay: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.”

Có những câu nói bông đùa nhưng vô tình nó lại thể hiện sự thấp kém trong tâm thức của người nói và phản ánh con người của họ. Nếu bạn dành vài giây suy nghĩ, đoán xem khi mình thốt ra câu nói ấy, người nghe sẽ có cảm giác như thế nào? Họ vui, buồn hay sẽ bị tổn thương? Có đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chúng ta mới thấu hiểu và yêu thương họ.

Một số người thường có thói quen bình phẩm và chê bai những người ở địa vị thấp hơn. Không có ai góp ý, bản ngã càng cao và họ sẽ không biết được cách cư xử thế nào là phù hợp. Căn bệnh “ung thư” tâm thức cũng xuất phát từ đây. Khi những nhân tố xấu không được xóa bỏ, chúng sẽ âm thầm lớn lên, phát triển khiến bạn không thể kiểm soát. Và khẩu nghiệp là “triệu chứng” phổ biến cho căn bệnh “ung thư” tâm thức của con người hiện đại.

Khi tâm thức không được cải thiện thì lời nói cũng theo đó mà xấu đi. Trong câu chuyện “túi chanh 20 nghìn” bạn có thể phần nào thấy được điều đó. Bà cụ bán, mình mua được thì tốt, không mua được thì thôi, có gì mà lừa với không lừa. Cần chi phải buông ra những câu nói mỉa mai, cay nghiệt như vậy để mang nghiệp vào người. Chúng ta sống trong một xã hội, muốn tốt đẹp và phát triển con người phải học cách yêu thương lẫn nhau. 

Trong cuộc sống để tránh những hậu quả khôn lường, chúng ta cần phải cẩn ngôn bởi “lời nói như mũi tên đã bắn đi, khi buông cung thì chẳng còn cách nào lấy mũi tên trở lại”. Mỗi ngày, chúng ta cần học cách quán chiếu lại bản thân để nhanh chóng nhận ra những nhân tố xấu vốn tiềm ẩn trong con người như tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến. 

Nhờ việc phát hiện sớm, chúng ta mới dễ dàng diệt trừ tận gốc các nhân tố không tốt vốn là nguyên nhân của căn bệnh “ung thư” tâm thức bằng cách nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành như từ, bi, hỷ, xả. Cuộc sống vốn là những mảnh ghép được đan xen, gắn kết với nhau để tạo nên một bức tranh đầy màu sắc. Một bức tranh sẽ trở nên đẹp và gây ấn tượng với người xem khi chúng có sự sắp xếp tổng hòa của những khoảng màu sáng và tối.

Những khoảng tối cũng giống như những số phận bất hạnh, bị vô minh che lấp nên hàng ngày gieo tạo ác nghiêp. Còn những khoảng sáng có thể là bạn và tôi, những người may mắn được gặp Phật pháp và có một cuộc sống đủ đầy. Tôi mong sao chúng ta có thể san sẻ tình thương yêu đến những “khoảng tối” giống như cách “khoảng tối” vẫn luôn âm thầm ở bên và tôn vinh “khoảng sáng” chúng ta vậy. 

“Tâm đẹp mặt sẽ đẹp
Căn đẹp người sẽ trong
Việc đẹp người sẽ phụng
Nghĩa đẹp người sẽ dụng
Sống đẹp tình càng đẹp”.

Diệu Âm Minh Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm