Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/09/2019, 09:58 AM

Câu chuyện Đức Phật độ đệ tử bệnh

Thật hiếm hoi và hy hữu nhất trên đời, không phải ai cũng có duyên gặp đức Phật, nhưng gặp Phật để thấm nhuần lời dạy của Ngài và áp dụng tu tập để vượt qua khổ lụy cuộc đời mới là điều đáng quý.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật 

Có một thầy Tỳ-kheo bị bệnh lâu ngày không thuyên giảm, thân thể lở loét, hôi hám khó chịu. Ban đầu có nhiều Tỳ-kheo khác chăm sóc, giúp đỡ, nhưng rồi ai cũng ngán ngẩm vì hôi tanh. Vì vậy, Thầy được dời ra ở một nơi cách xa Tịnh xá.

Bài liên quan

Một hôm, đức Phật và các thầy Tỳ-kheo trên đường du hóa ngang qua, đức Phật ghé vào thăm và nhờ thầy A-nan nấu nước để đức Phật đích thân tắm rửa, mặc y áo cho thầy Tỳ-kheo bị bệnh.

Thầy Tỳ-kheo bị bệnh đang đau khổ, bỗng nhiên hôm nay được Như Lai ghé thăm lại đích thân tắm rửa, thay y khiến Thầy cảm thấy phấn khởi, an lạc không chi bằng. Thầy sung sướng như đứa con thơ nhiều năm lưu lạc gặp lại mẹ cha, thầy cảm nhận được niềm phúc lạc vô biên chưa từng có trong cuộc đời.

Nhân đó, Như Lai Thế Tôn khai thị pháp môn quán về bệnh khổ thân này không thực có: “Thân đau nhưng tâm không đau.” Sau khi nghe bài pháp của đức Phật, thầy Tỳ-kheo thực hành ngay pháp quán sát tường tận này, Ngài liền chứng quả A-la-hán và thị tịch một cách an lành, thanh thản.

Thật khác với chúng ta, có người tu tập nhiều năm, đến khi đổ bệnh không làm chủ được bản thân, đau đớn, rên xiết vô cùng, người nhà thấy vậy đau lòng khuyên niệm Phật hay thiền quán cho bớt khổ đau, nhưng người ấy không thể làm được.

Nếu ta không đủ các điều kiện về vật chất để thực hành bố thí, cúng dường thì ta phát tâm hoan hỷ khi thấy người khác thực hành bố thí, cúng dường thì phần công đức của ta cũng ngang bằng với người thực hành bố thí.

Nếu ta không đủ các điều kiện về vật chất để thực hành bố thí, cúng dường thì ta phát tâm hoan hỷ khi thấy người khác thực hành bố thí, cúng dường thì phần công đức của ta cũng ngang bằng với người thực hành bố thí.

Qua đó, ta mới thấy việc thực hành các pháp môn không phải là việc dễ làm. Có người còn cho rằng, bây giờ còn trẻ, ta ăn chơi, bay nhảy cho thỏa thích, đến lúc tuổi già hãy tu cũng không sao. Nên nhớ rằng, khi có phước duyên gặp Tam Bảo, mà không tinh tấn tu hành theo lời Phật dạy, lúc bệnh đến không biết cách hóa giải lại than thân, trách khổ như khát nước chờ đào giếng thì làm sao cho kịp.

Là người con Phật, chúng ta phải cố gắng tu hành lúc còn trẻ, còn mạnh khỏe, không nên chờ đến tuổi già mới tu, e đến lúc đó, thân không còn khỏe, chân đau, gối mỏi, bệnh tật tấn công, thân chịu không nỗi, lấy đâu mà tu luyện, thực hành. Người thiếu phước, không có trí tuệ, khi đối diện với tuổi già bệnh hoạn sẽ lo âu, sợ hãi, bất an, đâu có còn bình tĩnh, sáng suốt để tu hành.

Bài liên quan

Người đến tuổi già mới bắt đầu tu bị chướng ngại bởi hoàn cảnh, tật bệnh thường tủi lòng, than vản trước hình tượng Phật: “Con muốn tu mà nghiệp chướng chẳng chịu buông tha, hoàn cảnh khó khăn, thiếu tiền, thiếu gạo lại thêm bệnh hoạn làm đau lòng, nhức nhối, khó chịu, rồi xin Phật thế này, thế kia…” Nếu ai cũng chờ đến già mới tu, chờ tiền đầy túi mới làm việc phước thiện thì e rằng suốt đời người ấy sẽ không có cơ hội.

Trên thế gian này, người được giàu sang, phú quý, hiển vinh, công thành danh toại là nhờ biết tu nhân tích phước từ nhiều đời trước. Trên đời này, không có việc gì ngẫu nhiên, đương nhiên, tự nhiên mà thành. Muốn được như vậy, ta phải biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ tùy theo khả năng của mình.

Nếu ta không đủ các điều kiện về vật chất để thực hành bố thí, cúng dường thì ta phát tâm hoan hỷ khi thấy người khác thực hành bố thí, cúng dường thì phần công đức của ta cũng ngang bằng với người thực hành bố thí. Trong kinh có nói: “Nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỷ...” nghĩa là, tự ta làm, khuyên người khác làm hoặc thấy người làm ta phát tâm hoan hỷ công đức ngang bằng nhau.

 Công hạnh cao cả không thể nghĩ bàn của Như Lai Thế Tôn như nói ở trên thật đáng để loài người và chư thiên tôn kính, xứng đáng là bậc thầy trong ba cõi, bởi vì Ngài không từ bỏ bất cứ một việc thiện nào dù lớn hay nhỏ khi đủ nhân duyên.

Vậy bố thí, cúng dường có ý nghĩa gì?

Trong kinh Phật dạy, gặp thời không có Phật, cha mẹ là hai vị Phật, (Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế.) Làm người chúng ta cần nhớ lời dạy quan trọng này.

Trong kinh Phật dạy, gặp thời không có Phật, cha mẹ là hai vị Phật, (Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế.) Làm người chúng ta cần nhớ lời dạy quan trọng này.

Bố thí tiếng Phạn là Dàna, có nghĩa là sự cho, còn theo từ ngữ Hán Việt bố là cùng khắp, thí là cho, nghĩa là cho cùng khắp không giới hạn. Thông thường ta chỉ bố thí cho người thân, rộng hơn nữa là cho người nghèo khổ, ít ai bố thí cho người ta đang ghét hay hận thù. Chính vì không hiểu biết tới nơi tới chốn nên ta chỉ bố thí có giới hạn dẫn đến không được lợi ích nhiều, có khi còn tham lam ích kỷ nữa là khác.

Bài liên quan

Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.

Thí dụ, cha mẹ là hai đấng sanh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, lo cho ta ăn học tới nơi tới chốn, dựng vợ gã chồng, tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau… (nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi cha mẹ.) Cung cấp những nhu cầu cần thiết để nuôi dưỡng cha mẹ là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn; ăn trái nhớ kẻ trồng cây” trong tập quán của người Việt nam

Làm người trong trời đất ai cũng từ cha mẹ sinh ra, cha mẹ làm nên thân người, vì vậy ta phải có trách nhiệm, bổn phận hiếu thảo với mẹ cha bằng cách chăm sóc về tình cảm, tinh thần và cung cấp dưỡng nuôi lúc cần.

Trong kinh Phật dạy, gặp thời không có Phật, cha mẹ là hai vị Phật, (Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế.) Làm người chúng ta cần nhớ lời dạy quan trọng này.

duc-phat-thich-ca-82

Một thời, lúc Phật còn tại thế, gặp năm hạn hán mất mùa, dân chúng đói khổ, thiếu thốn, khó khăn, đức Phật cũng không ngoại lệ, một vị Tỳ-kheo thấy Phật thiếu ăn, liền đem chiếc y của mình đổi lấy bát cơm dâng lên cúng Phật.

 Phật hỏi rằng:

- Ông còn cha mẹ không?

-Bạch Phật, cha con chết rồi chỉ còn mẹ già.

Phật hỏi tiếp:

- Mẹ ông dùng cơm chưa?

- Dạ chưa.

Phật nói:

- Người xứng đáng nhận bát cơm này là mẹ ông chứ không phải Ta.

Sau đó Phật dạy tiếp:

- Người xuất gia còn cha mẹ không ai nuôi dưỡng thì người đó có quyền khất thực đem về cúng dường cha mẹ.

Ngoài việc cúng dường cha mẹ, người Phật tử còn có trách nhiệm và bổn phận cúng dường người tu hành chân chánh, có đạo đức, có nhân cách, suốt đời phục vụ vì Tam Bảo, vì lợi ích chúng sanh.

Tai sao ta phải cúng dường người tu hành chân chánh?

Người có tâm từ bi rộng lớn không những biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ cho người mà còn giúp các loài vật nữa. Đó là người biết gieo trồng phước đức đúng pháp. Người tu hành theo đạo Phật rất cần thực tập để có được tâm từ bi rộng lớn này.

Người có tâm từ bi rộng lớn không những biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ cho người mà còn giúp các loài vật nữa. Đó là người biết gieo trồng phước đức đúng pháp. Người tu hành theo đạo Phật rất cần thực tập để có được tâm từ bi rộng lớn này.

Bài liên quan

Cha mẹ làm nên thân ta, Thầy Tổ giúp ta biết được điều hay lẽ phải để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, không rơi vào hố sâu tội lỗi. Vì vậy từ cúng dường được dùng đối với các bậc trưởng thượng, tôn kính như cha, mẹ, Thầy, Tổ v.v.. là những người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chỉ bày, giúp ta nên người. Ngoài từ ngữ bố thí, cúng dường còn có nhiều từ ngữ khác như kính tặng, kính biếu… để nói lên lòng tôn kính của người cho. 

Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.

Khi gặp người nghèo khổ ta thương tình giúp đỡ gọi là cho hay gọi là bố thí cũng được. Người có tâm từ bi rộng lớn không những biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ cho người mà còn giúp các loài vật nữa. Đó là người biết gieo trồng phước đức đúng pháp. Người tu hành theo đạo Phật rất cần thực tập để có được tâm từ bi rộng lớn này.

Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…

Cùng một hành động “bố thí” mà tùy theo đối tượng, tùy theo hoàn cảnh, mà ta dùng từ ngữ sao cho phù hợp, để không làm mất đi sự tôn kính, lòng thương cảm của ta.

Là Phật tử, chúng ta phải học hiểu rõ ràng chỗ này, để dùng từ ngữ không bị sai lệch làm ảnh hưởng không tốt đến hành động bố thí của mình.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị đi lạc.

Hai từ này tuy viết khác, nói khác, nhưng nó cùng một ý nghĩa, tùy theo đối tượng của sự cho (người nhận) mà ta có cách gọi khác nhau để phù hợp, làm đẹp, làm hài lòng cả hai đối tượng cho và nhận mà thôi.

Phật dạy pháp bố thí

Giúp ta gieo trồng phước

Giúp ta bỏ tham si

Để an vui hạnh phúc.

Việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm như đức Phật đã làm thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt. Nếu chất chứa lòng tham không đáy sẽ tạo cho ta nhiều tội lỗi, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, nỗi bất an, lo sợ nhiều điều trong cuộc sống.

Bài liên quan

Để xả bỏ lòng tham lam ích kỷ, pháp bố thí được xếp hàng đầu trong Lục Độ Pháp Môn. Trong đó, theo thứ tự đức Phật dạy: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ. Bố là cùng khắp; Thí là cho, dâng, tặng, hiến cúng. Bố thí là từ ngữ thông dụng để chỉ lòng từ bi của người thực hành.

Trong các trường hợp giúp đỡ người nghèo, người bị thiên tai, hoạn nạn, bịnh tật … ta có thể gọi là cho, tặng hay biếu… Còn con cái giúp đỡ ông bà cha mẹ thì ta dùng từ ngữ “cúng dường” (đọc trại âm của chữ cung dưỡng). Đối với người có địa vị cao trong xã hội hoặc người cao niên, lớn tuổi thì ta dùng từ “kính tặng, kính biếu…” Chung quy, tất cả đều là hành động “bố thí” được triển khai bằng nhiều từ ngữ khác nhau để sử dụng rộng rãi, phù hợp cho nhiều đối tượng mà thôi.

Từ ngữ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ…những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp, hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau trong nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên hành động bố thí đối với họ ta phải gọi là cúng dường.

Thực hành “bố thí không sợ hãi” (vô úy thí) là nguồn phúc lạc cung cấp cho mọi người, mọi giới, mọi thành phần, bất luận trẻ già, trai, gái, người sang, kẻ hèn, miễn là người đó phát tâm bố thí với tấm lòng chân thật, không mưu cầu, không vụ lợi ngoài việc vì lợi ích cho tha nhân.

Thực hành “bố thí không sợ hãi” (vô úy thí) là nguồn phúc lạc cung cấp cho mọi người, mọi giới, mọi thành phần, bất luận trẻ già, trai, gái, người sang, kẻ hèn, miễn là người đó phát tâm bố thí với tấm lòng chân thật, không mưu cầu, không vụ lợi ngoài việc vì lợi ích cho tha nhân.

Trong nhà Phật việc bố thí được phân làm ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí.

-Tài thí là bố thí của cải vật chất, tiền bạc cho người.

-Pháp thí là dùng tri thức hiểu biết của mình về chánh pháp hướng dẫn mọi người về chân lý giác ngộ giải thoát trên tinh thần học hỏi và cầu tiến.

-Vô úy thí là thí không sợ hãi, bảo vệ công lý, chính nghĩa. Nhờ vào vô úy thí khiến người ta không sợ hãi bằng cách dùng lời nói hay hành động thể hiện lòng từ bi để dẹp trừ bạo loạn, khủng bố đem lại an lành cho cá nhân, gia đình hay xã hội, bên cạnh còn cổ xúy, tổ chức cho nhiều người làm việc thiện lành như đi đến những vùng bị lũ lụt, thiên tai, hạn hán, sóng thần, động đất để giúp người đỡ thiếu thốn, xa lìa sợ hãi.

Sợ hãi là dấu hiệu phản ứng tâm lý của trạng thái dao động như bất an, lo lắng, kinh hoàng, khủng hoảng xuất hiện và tồn tại ở mỗi con người. Có thể nói, từ khi còn tấm bé cho đến tuổi trưởng thành, chúng ta có quá nhiều nỗi sợ hãi: sợ cô đơn, thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật, mất mát, chia lìa, nhất là sợ chết và vô vàn nỗi sợ hãi khác.

Chúng ta thường sợ hãi những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc lo sợ điều bất hạnh sẽ đến trong tương lai. Thậm chí, có những nỗi sợ hãi không dính vào đâu hết nhưng ta vẫn cứ sợ. Do đó, “thí không sợ hãi” (vô úy thí) giúp con người đủ sức tự chủ đối diện với hoàn cảnh thực tế.

Tại sao con người thường hay sợ hãi? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Từ sự không có niềm tin nơi chính mình, không hiểu thấu nguyên lý nhân quả, nghiệp báo, sống phó thác cho số phận… tất cả đều do vô minh chi phối, tạo thành. “Thí không sợ hãi” là phương cách tốt nhất giúp con người vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần. Có người không vượt qua nổi những cơn khủng hoảng tinh thần, vì quá sợ hãi mà dẫn đến nguy cơ tự tử.

Bài liên quan

Bồ-tát thực hành “thí không sợ hãi” giúp chúng sanh an bình trong cuộc sống, hiểu rõ thực chất cuộc đời để dễ dàng vượt qua những khổ đau, bất hạnh. Trong đạo Phật, Quán Thế Âm là vị Bồ-tát phát nguyện lớn thực hành “thí không sợ hãi” giúp người không còn sợ hãi thông qua việc nhất tâm niệm danh hiệu Ngài: “Nam Mô Đại Từ Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ-tát.” Nơi nào có sự khổ và sợ hãi mà niệm câu danh hiệu này thì liền nơi đó có Bồ-tát Quán Thế Âm.

Muốn diệt trừ nỗi sợ hãi thực ra không phải là điều quá khó, chúng ta phải biết cách đối diện với nỗi sợ hãi để nhận diện chân tướng, mặt mũi cho rõ ràng rồi tìm nguyên nhân, gốc rễ mà có phương cách đối trị. “Bố thí không sợ hãi” là phương cách cực kỳ quan trọng để loại trừ khổ đau, sợ hãi. Nó làm cho người nghèo khó không đau khổ vì thiếu thốn, người giàu có không lo sợ bị hao tổn, mất mát tiền tài, của cải.

Tóm lại, thực hành “bố thí không sợ hãi” (vô úy thí) là nguồn phúc lạc cung cấp cho mọi người, mọi giới, mọi thành phần, bất luận trẻ già, trai, gái, người sang, kẻ hèn, miễn là người đó phát tâm bố thí với tấm lòng chân thật, không mưu cầu, không vụ lợi ngoài việc vì lợi ích cho tha nhân.

Muốn thực hành thành công bố thí phải hội đủ ba yếu tố:

1- Người bố thí (người cho)

2- Vật bố thí ( của cho)

3- Đối tượng bố thí (người nhận)

Nó giống như cái đỉnh ba chân muốn đứng vững không thể thiếu một, vì nếu thiếu một chân thì không phải là cái đỉnh. Thực hành bố thí cũng vậy, nếu ta có vật để bố thí mà không có người nhận thì cũng không thể bố thí được. Vì vậy người bố thí cũng phải biết ơn người nhận bố thí.

Trích tác phẩm "Gieo trồng phước đức" - Thích Đạt Ma Phổ Giác

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Xem thêm