Đức Phật đã nhập Niết bàn thì làm sao để cứu vớt chúng sinh?
Đức Phật lúc nào cũng đang độ chúng ta, dù Ngài sống hay Ngài đã nhập niết bàn thì tâm ngài vẫn luôn luôn hướng về chúng sinh. Ngài cứu độ chúng sinh không phải làm cho chúng sinh hết bệnh, hết khổ, nhiều tiền, mục tiêu mà Ngài cứu độ chúng sinh là đem đến cho chúng sinh sự giác ngộ và giải thoát.
Không kể khi Đức Phật đã nhập niết bàn, ngay thời Đức Phật còn tại thế, Ngài chưa thể giúp hết tất cả chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Có một sự thật là vẫn có người ốm, vẫn có người chết yểu.
Trong Phật giáo quan niệm, Đức Phật nhập niết bàn không phải là Ngài mất hẳn, như chúng ta cũng thế, sự chết không phải mất hết, chết là từ bỏ thân xác này. Còn phần tâm linh của chúng ta tiếp tục tái sinh vào đời sống mới. Thân của chúng ta như vỏ của chiếc bóng điện, còn tâm linh của chúng ta như dòng điện vậy, khi mà bóng đèn này vỡ thì dòng điện sẽ không ở bóng điện đó nữa mà chuyển sang bóng đèn khác.
Thân xác của chúng ta khi chết thì sẽ tam hoại đi, tâm của chúng ta lại sang một thân mới, gọi là tái sinh. Với người phàm phu chúng ta thì chết không phải là hết, thì Đức Phật chết thì làm sao mà hết được? Ngài nhập niết bàn ở trong thế giới vô vi, nhưng Ngài vẫn thấy, vẫn biết mọi việc và Đức Phật vẫn cứu độ chúng sinh, lòng từ bi của Ngài vẫn lan tỏa muôn phuơng, như ánh mặt trời chiếu soi vậy.
Lòng từ bi cứu độ chúng sinh của Đức Phật như ánh mặt trời chiếu như thế đến muôn phương, tuy nhiên những ai có duyên với Đức Phật thì mới được Phật cứu độ, cho nên trong nhà Phật có câu rằng: “Phật độ hữu nhân duyên”, người vô nhân vô duyên với Đức Phật thì Đức Phật cũng không độ được. Giống như cái thau úp xuống thì không thấy ánh nắng mặt trời.
Thứ nữa, Đức Phật cứu độ chúng sinh không phải là làm cho chúng sinh hết bệnh, hết khổ, nhiều tiền, như thế chưa phải là Đức Phật đã cứu độ, mục tiêu mà Đức Phật cứu độ chúng sinh là đem đến cho chúng sinh sụ giác ngộ và giải thoát. Nhiều khi đau khổ, bệnh tật, chết chóc cũng là một yếu tố để chúng ta giác ngộ, cho nên trong đạo Phật thì có Tứ Thánh Đế thì Khổ đế là đầu tiên, nếu chúng sinh không thấy khổ thì không nghĩ đến tu hành, không nghĩ đến tu hành thì không giác ngộ và đắc được giải thoát. Cho nên khổ nhiều khi lại là chất liệu để giúp cho chúng ta tu hành,
Nhà Phật có câu: “Nhân bất phùng nạn bất hồi đầu”. Nếu con người sung sướng quá, thì sẽ không nghĩ đến tu dưỡng, tiền lúc nào cũng đầy túi ăn chơi thoải mái, làm sao có thể nghĩ đến tu dưỡng, rèn luyện. Khi chúng ta gặp nạn, chúng ta bị khổ, bị ốm bệnh và chúng ta nhìn thấy cái chết thì lúc ấy chúng ta mới tỉnh ngộ ra, cuộc đời là như vậy, cần phải tu dưỡng rèn luyện thôi.
Xin kể một câu chuyện sau: “Có một vị đại Bồ tát nhìn thấy các ông tiên, bà tiên trên cõi trời suốt ngày ăn chơi, hưởng lạc mà không chịu lo việc tu hành, vị Bồ tát này dùng thần thông và đốt hết các cung điện của các ông tiên, bà tiên. Sau khi sự việc xảy ra, các ông tiên, bà tiên với giật mình khi nhìn lại và nhận ra mọi cái thật vô thường, lúc đó mới nghĩ đến chuyện chuyên tâm tu hành”.
Cho nên đức Phật cứu độ chúng ta, độ chúng ta là giúp chúng ta có nhân duyên để giác ngộ, chứ không phải chỉ giúp chúng ta hết khổ, hết bệnh, nhiều tiền. rất nhiều người kề cận cái chết mà họ lại được giác ngộ, giác ngộ được mới là quý. Giác ngộ mới giải thoát được đau khổ. Còn ốm bệnh, nghèo đói vẫn chỉ là cái khổ nhỏ, cái khổ luân hồi sinh tử mới là cái khổ lâu dài và Đức Phật muốn chúng ta giác ngộ được cái khổ của luân hồi sinh tử và tu tập để giải thoát. Nên nhiều khi chúng ta gặp cảnh khổ, gặp hoạn nạn thì đó cũng là duyên Đức Phật độ mình, nếu biết đấy là duyên Đức Phật độ mình thì chúng ta phải cảm ơn Phật, nhờ đó mà ta biết quay đầu, ta biết tu hành.
Cho nên khổ cũng là cái duyên để cho chúng ta được giác ngộ. Đức Phật lúc nào cũng đang độ chúng ta, dù Ngài sống hay Ngài đã nhập niết bàn thì tâm ngài vẫn luôn luôn hướng về chúng sinh và cứu độ chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
Kiến thức 09:35 24/12/2024Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.
Ngũ giới là gì?
Kiến thức 09:20 24/12/2024Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Xem thêm