Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/03/2020, 07:58 AM

Câu chuyện luân hồi kì lạ của Corliss Chotkin – Hoa Kỳ

Chuyện đầu thai, chuyển kiếp, luân hồi là một trong những đề tài được rất nhiều nhà khoa học quan tâm những năm gần đây. Cùng tìm hiểu câu chuyện luân hồi kì lạ Corliss Chotkin được tiến sĩ Ian Steverson ghi lại.

 > Những câu chuyện tái sinh luân hồi có thực trong đời sống 

Câu chuyện bắt đầu từ lời tiên đoán của một ngư dân tên là Victor Vincent sống tại bang Alaska, Hoa Kỳ. Một ngày, ông lão Victor Vincent nói với cô cháu gái của mình là Irene Chotkin rằng, sau khi qua đời, ông sẽ được đầu thai trở thành con trai của cô. Để chứng thực lời nói ấy, ông chỉ cho Irene hai vết sẹo từ các cuộc phẫu thuật mà ông từng trải qua.

Một vết sẹo nằm trên sống mũi, và vết còn lại là ở phần lưng trên của ông. Đây sẽ là dấu hiệu giúp Irene nhận ra người ông quá cố của mình trong kiếp sống sắp tới.

Ông Victor Vincent qua đời vào mùa xuân năm 1946. Khoảng 18 tháng sau, vào ngày 15/12/1947, Irene sinh hạ một bé trai và đặt tên là Corliss Chotkin. Ngay khi vừa chào đời, cậu bé Corliss đã mang hai vết bớt giống hệt như các vết sẹo mà ông Victor từng có.

Gần hai thập kỷ sau đó, vào năm 1962, khi nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến gặp Corliss, ông vẫn có thể nhìn thấy các vết bớt rõ ràng, mặc dù vị trí của chúng đã dịch chuyển so với hồi Corliss mới chào đời.

Câu chuyện luân hồi của Victor Vincent (tức Corliss Chotkin) là một ví dụ về luân hôi được nhắc đến trong cuốn sách của Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Amazon)

Câu chuyện luân hồi của Victor Vincent (tức Corliss Chotkin) là một ví dụ về luân hôi được nhắc đến trong cuốn sách của Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Amazon)

Ấn tượng nhất là vết bớt ở lưng của Corliss – đó là một phần da dài khoảng 3 cm và rộng 5 ml, có màu sậm hơn và hơi lồi lên so với vùng da xung quanh, trông giống như vết khâu sau một cuộc phẫu thuật nào đó.

Bà Irene kể rằng, khi Corliss được 13 tháng tuổi, bà đã dạy con trai phát âm tên của mình. Cậu bé không nghe lời mà chỉ giận dỗi nói rằng: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây mà!” – Kahkody là tên gọi của ông Victor khi còn sống.

Bà bèn kể lại chuyện này với một người cô của mình, đến lúc đó người cô mới cho biết bà từng nằm mơ thấy ông Victor Vincent đến sống chung với gia đình của Irene Chotkin – mặc dù trước đó, Irene chưa từng tiết lộ về lời tiên đoán của ông Victor.

Khi Corliss được hai hoặc ba tuổi, cậu bé bỗng nhiên nhận ra những người mà ông Victor từng quen biết, trong đó có cả người vợ góa của ông. Cậu bé còn có thể kể lại hai sự kiện trong cuộc đời Victor mà lẽ ra cậu không thể biết được.

Thêm vào đó, Corliss còn có nhiều điểm chung với cụ ông Victor quá cố, ví dụ như cách chải tóc rất đặc trưng mà không ai có được, rồi tật nói lắp, thói quen dùng tay trái, hay sở thích đối với tàu thuyền và thiên hướng đặc biệt về tôn giáo.

Luân hồi có hay không?

Tiến sĩ Ian Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi.

Tiến sĩ Ian Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi.

Corliss cũng có niềm đam mê với máy móc và năng khiếu sửa chữa nhiều thiết bị. Không cần ai chỉ dẫn, cậu bé đã có thể tự vận hành tàu thuyền trên sông nước. Chắc chắn đó không phải là những khả năng mà Corliss thừa hưởng từ cha mình, bởi ông không mấy hứng thú và cũng không am hiểu về lĩnh vực cơ khí.

Lên 9 tuổi, những ký ức của Corliss về tiền kiếp cũng dần phai nhạt. Và cho đến năm 1962, khi đã 15 tuổi, cậu không còn nhớ gì về câu chuyện ngày xưa nữa. Nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến thăm gia đình Chotkin ba lần vào đầu những năm 1960 và lần thứ tư vào 1972.

Trong những lần gặp cuối cùng này, Corliss hoàn toàn thay đổi: cậu không còn nói lắp như hồi nhỏ, ngoại trừ mỗi lần xúc động hay vui sướng. Cậu cũng không còn để tâm đến tôn giáo hay tín ngưỡng, mặc dù niềm đam mê với máy móc thì vẫn còn như trước.

Câu chuyện của Corliss là một ví dụ tiêu biểu trong công trình nghiên cứu về luân hồi của Tiến sĩ Ian Stevenson, một nhà tâm thần học người Canada. Những ghi chép trên đây được trích từ chương 4 trong cuốn sách “Children Who Remember Previous Lives” (tạm dịch: Những đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp) xuất bản năm 1987 của ông.

Trường hợp của Corliss cũng được đàm luận đến trên Wikipedia và trong nhiều cuốn sách của các tác giả khác nhau, trở thành một ví dụ ủng hộ cho giả thuyết về luân hồi.

Do đâu mà khổ đau, luân hồi sinh tử có mặt

Tiến sĩ Ian Stevenson là một bác sĩ tâm lý người Mỹ nhưng sinh tại Canada. Ông sinh ngày 31/10/1918 và qua đời ngày 8/2/2007, ở tuổi 89. Tiến sĩ Ian Stevenson nổi tiếng khắp thế giới vì ông sở hữu một công trình nghiên cứu về luân hồi vô cùng đồ sộ: trong 40 năm đi khắp thế giới nghiên cứu, ông đã sưu tầm được 3.000 trường hợp luân hồi ở trẻ em. Khác với những bác sĩ tâm lý bình thường, ông không sử dụng thuật thôi miên để tìm ra những đứa trẻ đầu thai mà thay vào đó, ông đã chọn cách thu thập tài liệu về hàng ngàn trường hợp trẻ em đầu thai. Sau đó, ông kiểm tra trí nhớ, so sánh tính cách, đối chiếu hồ sơ y tế, thậm chí xem xét cả những vết sẹo, vết bớt… của đứa trẻ và “tiền kiếp” của nó. Phương pháp này của ông đã loại bỏ tất cả những lý giải “thông thường” về trí nhớ của đứa trẻ, từ đó dễ dàng chứng minh rằng sự luân hồi ở các em là thật.

Từ những tài liệu này mà Tiến sĩ Ian Stevenson đã viết 300 bài báo và 14 cuốn sách bao gồm: “20 câu chuyện luân hồi có thật” (năm 1966), “Khi luân hồi và sinh học gặp nhau” (1997), “Những trường hợp luân hồi ở châu Âu” (2003).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm