Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện khối vàng
Này các Tỷ-kheo, một vật hết sức nặng, nếu được chia thành từng phần, cũng trở thành nhẹ. Thuở xưa, các bậc hiền trí được một khối vàng lớn, không thể nhấc lên nổi, đã chia thành từng phần, rồi nhấc lên nổi và đem vàng đi. Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
Câu chuyện này, khi ở tại Xá-vệ, bậc Ðạo sư kể về một Tỷ-kheo. Theo truyền thuyết, một thiện nam tử ở Xá-vệ, sau khi nghe theo bậc Ðạo Sư thuyết pháp, gởi cả tâm tư vào Ba ngôi báu, và xuất gia. Hai vị sư trưởng và giáo thọ sư dạy về Giới:
- Này Hiền giả, đây là giới, một loại, hai loại, ba loại, bốn loại, năm loại, sáu loại...nhiều loại. Ðây là tiểu giới, đây là trung giới, đây là Ðại giới. Ðây là giới hộ trì giới bổn, đây là giới hộ trì các căn, đây là giới thanh tịnh mạng, đâ là Giới sử dụng các đồ vật.
Tỷ-kheo trẻ ấy suy nghĩ: “Giới này thật quá nhiều. Với chừng ấy giới được chấp thuận, ta không thể nào giữ trọn. Không thể giữ trọn đủ giới, thì xuất gia có lợi ích gì? Ta hãy trở lại làm gia chủ, làm các công đức như bố thí...và nuôi dưỡng vợ con!” Nghĩ vậy, Tỷ-kheo thưa:
- Thưa các Tôn giả, con không có thể giữ Giới. Không thể giữ Giới, thì xuất gia có lợi ích gì? Con sẽ hoàn tục. Xin các Tôn giả hãy lấy lại y bát.
Sư trưởng nói:
- Nếu sự việc là như vậy, thì Hiền giả hãy đến đảnh lễ bậc Ðạo sư.
Các vị ấy đưa Tỷ-kheo đến Pháp đường, gặp bậc Ðạo Sư. Thấy vậy, Ngài nói:
- Này các Tỷ-kheo, sao các ông đem một Tỷ-kheo đến đây mà vị ấy không muốn?
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo này nói không thể giữ Giới, trả lại y bát, nên chúng con dẫn vị ấy đến đây.
Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao
- Này các Tỷ-kheo, sao ông lại nói quá nhiều Giới cho Tỷ-kheo này? Bao nhiêu giới vị ấy có thể giữ được, vị ấy giữ từng ấy giới. Bắt đầu từ nay, các ông chớ nói nữa. Ở đây, ta sẽ biết những gì nên nói.
Rồi bậc Ðạo Sư nói với Tỷ-kheo ấy:
- Hãy đến, này Tỷ-kheo! Lo gì đến nhiều giới vậy? Ông có giữ được ba giới không?
- Con có thể giữ được bạch Thế Tôn.
- Vậy bắt đầu từ nay, ông hãy giữ ba cửa, cửa về thân, cửa về lời, cửa về ý. Chớ làm điều ác về thân, về lời, về ý. Hãy tinh tấn lên, chớ hoàn tục! Chỉ giữ ba giới này thôi.
Cho đến như vậy, Tỷ-kheo ấy hết sức hoan hỷ và nói:
Sau khi đảnh lễ bậc Ðạo sư, Tỷ-kheo ấy đi về với vị sư trưởng và Giáo thọ sư của mình, giữ gìn đầy đủ ba giới ấy. Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Giới được vị sư trưởng và Giáo thọ sư nói với ta. Vì tự mình không phải là Phật, các vị ấy không thể làm cho ta hieåu được từng ấy giới. Bậc Chánh Ðẳng Giác, vì tự mình khéo giác ngộ Chánh Giác, là vị Pháp vương vô thượng. Ngài tóm thâu bao nhiêu giới trong ba cửa và bảo ta gìn giữ chúng. Bậc Ðạo Sư thật sự là một hỗ trợ cho ta vậy”.
Tỷ-kheo ấy phát triển Thiền quán và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Biết được tin này, các Tỷ-kheo họp tại pháp đường, ngồi nói về công đức của bậc Ðạo Sư:
- Này các Hiền giả Tỷ-kheo này không thể giữ Giới, muốn hoàn tục. Bậc Ðạo Sư tóm thâu tất cả Giới vào ba phần, bảo Tỷ-kheo ấy giữ chúng, và giúp vị ấy đạt được quả A-la-hán.
Bậc Ðạo sư đến và hỏi các Tỷ-kheo đang ngồi nói chuyện gì. Ðược họ cho biết về đề tài câu chuyện, Ngài nói:
- Này các Tỷ-kheo, một vật hết sức nặng, nếu được chia thành từng phần, cũng trở thành nhẹ. Thuở xưa, các bậc hiền trí được một khối vàng lớn, không thể nhấc lên nổi, đã chia thành từng phần, rồi nhấc lên nổi và đem vàng đi.
Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì xứ Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra lầm người cày ruộng tại một ngôi làng. Ngày kia, Bồ-tát đang cày trên một thửa ruộng. thửa ruộng nầy trước đây là một ngôi làng bị bỏ hoang, vì trong làng có một vị triệu phú đã chết và chôn tại đó một đống vàng, lớn bằng bắp vế người và cao đến bốn khuỷu tay. lưỡi cày của Bồ-tát mắc phải đống vàng ấy nên đứng khựng lại. Nghĩ rằng đó là rễ tỏa rộng của cây, Bồ-tát đào đất lên, nhưng lại thấy được khối vàng. Bồ-tát chùi đất thật sạch và cày tiếp cho xong ngày ấy.
Khi mặt trời lặn, để ách và cày một bên, Bồ-tát nghĩ đến phương cách đem khối vàng đi. Nhưng Bồ-tát không nhấc nó lên được. Bồ-tát ngồi và nghĩ: “Ðể phần như vậy, ta sẽ nuôi sống bản thân của ta. để phần như vậy, ta sẽ chôn giấu. Ðể phần như vậy, ta sẽ làm các công việc. Ðể phần như vậy, ta sẽ làm các công đức như bố thí...”
Rồi Bồ-tát chia thành bốn phần. Khi được Bồ-tát chia như vậy, khối vàng ấy trở thành nhẹ. Bồ-tát nhấc vàng lên được, đem về nhà, chia thành bốn phần. Bồ-tát trọn đời làm các công đức như bố thí cùng nhiều thiện sự khác và đi theo nghiệp của mình.
Khi kể câu chuyện này xong, bậc Chánh Ðẳng Giác đọc bài kệ:
Người với tâm hoan hỷ,
Với ý cũng hoan hỷ,
Tu tập theo thiện pháp,
Ðạt an ổn khổ ách,
Và tiếp tục chứng đạt
Ðoạn diệt mọi kiết sử.
Rồi sau khi hướng lời thuyết pháp lên đỉnh cao là quà A-la-hán, bậc Ðạo sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:
- Thời ấy, người được khối vàng là Ta vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm