Cầu thấy Phật
Tự tánh chơn như bản lai thanh tịnh là chơn Phật; tà kiến, tham, sân, si là ma vương. Tà mê là khi ma vương ở trong nhà, chánh kiến là khi Phật ở trong ta.
Cho nên trong tâm tánh phát sanh những điều tà kiến, tham, sân, si, tức là ma vương tự do qua lại; nếu chánh kiến phát hiện trừ hết tham, sân, si, tức thời ma biến thành Phật, giả hóa thành chơn.
Pháp thân Phật, báo thân Phật, hóa thân Phật, ba thân ấy vốn là một thể, nếu thấy được tự tánh chơn thật thanh tịnh, tức là chính nhơn thành Phật Bồ-đề. Tự tánh chơn thật thanh tịnh vốn từ hóa thân mà sanh và thường ở trong hóa thân; do tự tánh khích sử, tác động hóa thân thực hành chánh đạo, vậy sau mới viên mãn chơn tánh, không cùng không tận.
Dâm tánh vốn là nhân của tịnh tánh; trừ hết dâm tánh tức thành tánh thanh tịnh; tự trong tâm tánh của mình xa lìa ngũ dục mà thấy được chơn tánh thì chỉ trong giây lát tức là chơn rồi.Ngày nay nếu chỉ gặp đặng pháp môn Đại thừa đốn giáo, thấy tự tánh ấy tức là thấy Phật; ngoài ra nếu muốn tu hành cầu mong làm Phật, thì chẳng biết chỗ nào tìm thấy. Người nào trong tâm tự thấy mình chơn thật, hễ có chơn là nguyên nhân thành Phật, còn giả sử không thấy được tự tánh mà cứ dong ruổi tìm Phật ở ngoài, thì vừa khởi tâm đi tìm đã thành ngu si vậy.
Pháp môn Đại thừa đốn giáo này, lưu truyền cứu độ trong thế gian, mỗi người phải tự mình tu tập, nếu những người học đạo sau nầy, không có kiến giải như trên để tu hành, ắt bị luống phế công phu.Hoài bão duy nhất xưa nay của những người tin Phật là mong cầu được thấy Phật, để vượt bể trầm luân vì có thấy Phật mới có thể gần Phật, gần Phật mới có thể như Phật và thành Phật vậy.Nhưng Phật ở đâu mà mong thấy mong thành?
Phải chăng Phật là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp; và phải chăng Phật là những sắc tướng đoan trang mà chúng ta thường thấy thờ phụng trong các chùa chiền tinh xá? Nếu chỉ bằng vào hình dung sắc tướng ấy mà cho là thấy Phật, thì phải chăng là những người đem tâm tà kiến điên đảo, phỉ báng Như Lai khi họ đứng trước hình tượng Đức Phật cũng có thể cho rằng họ đã thấy Phật. Phải chăng những người không tâm tin thuận, mê tín dị đoạn, khi họ đứng trước hình dung Đức Phật cũng có thể bảo rằng họ đã thấy Phật...
Thế nên, Phật tuy có đủ 32 tướng tốt song ta chỉ nhìn Phật bằng 32 tướng đó chưa phải là nhìn thấy chơn thân của Phật. Kinh Kim Cang nói: "Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầu Ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai" là thế. Thành thử muốn cầu thấy Phật tự tướng phải cầu thấy tự tâm, tự tâm đã có Phật thì lúc nào chỗ nào cũng đều thấy Phật; trái lại tự tâm không Phật, thì dầu Phật ở trước mắt cũng như trông thấy một tướng gì. Vậy ta nên biết tâm Phật và tâm chúng sanh vốn là một, nếu gạn lọc mê lầm tức là sáng suốt, tẩy trừ cấu uế tức là thanh tịnh; tâm thanh tịnh, tánh sáng suốt ấy tức là Phật, vì Phật chỉ là hiện thân của chơn tánh vô cùng thanh tịnh sáng suốt ấy.
Tự tánh thanh tịnh là Phật, nhưng tự tánh vốn ở trong ta nếu khi tự tánh đã trừ sạch vô minh tà kiến, phiền não tham sân thì tức nơi thân nầy cũng có thể bảo là hóa thân của Phật. Đã có Hóa thân ắt có Báo thân, có Báo thân ắt có Pháp thân, ba thân không hai không khác.
Đến đây ta không nên quan niệm Đức Phật là một đấng siêu hình như thần linh, thượng đế. Không nên quan niệm Đức Phật chỉ hoàn toàn nơi sắc tướng bên ngoài; cũng không nên quan niệm khi thấy được hình dung gọi là thấy Phật; khi không thấy hình dung gọi rằng Phật không thể cầu.
Nhưng tự tánh chơn tâm là Phật, Phật là không bị còn mất sanh diệt. Chỉ vì vô minh ràng buộc phải bị ẩn mờ, hễ ta phá hết vô minh, phát huy chánh kiến, gầy dựng Đức Phật trong tâm, un đúc Phật trong tánh được vững vàng thì dầu trải qua thiên ma bách chiết, ở vào khổ thú nê lê cũng chẳng chút phai sờn, không lạc vào ma đạo. Cầu thấy Phật được như thế mới thiết thực và lợi ích cho thân tâm. (Phỏng dịch bài kệ trong Pháp Bảo Đàn kinh, 1950)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm