Chánh ngữ là gì? Thực tập chánh ngữ như thế nào?
Đức Phật có dạy chúng ta trong bài kinh Phước Đức này rằng người nào mà biết nói lời ái ngữ thì kẻ đó là người có Phước Đức lớn nhất. Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ái ngữ thì trong giáo lý bát Chánh đạo của nhà Phật cũng có nói đến Chánh ngữ.
Lời nói của chúng ta có một sức mạnh rất lớn. Sức mạnh của lời nói lớn đến nỗi có thể giết người hoặc cũng có thể cứu sống người.
Chính vì sức mạnh của lời nói như thế nên trong sự thực tập của mỗi chúng ta sự thực tập cẩn trọng khi phát ngôn là điều rất quan trọng đặc biết là trong thời đại hiện nay khi phương tiện truyền thông bùng nổ.
Bất kì thông tin gì cũng có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng, mà thật kì lạ là tâm thức của số đông con người thích lan truyền những tin giựt gân, scandal, tin tức tiêu cực hơn là tích cực.
Vì lẽ đó nên Đức Phật có dạy chúng ta trong bài kinh Phước Đức này rằng người nào mà biết nói lời ái ngữ thì kẻ đó là người có Phước Đức lớn nhất.
Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ái ngữ thì trong giáo lý bát Chánh đạo của nhà Phật cũng có nói đến Chánh ngữ.
Lời nói ái ngữ trước hết phải là Chánh ngữ.
Như vậy Chánh ngữ là gì?
Chánh ngữ chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lời nói chân chính. Khi ta nói lời chân chính thì lời nói ấy gọi là Chánh ngữ.
Nhưng lời nói có gốc rễ từ đâu? Có phải lời nói có gốc rễ từ tư duy của chúng ta không?
Ta phải tư duy, suy nghĩ thì ta mới nói ra thành lời được. Còn nếu những tư duy, suy nghĩ của ta vắng lặng thì lời không thể nào được thốt ra. Lúc đó lời chỉ còn là sự im lặng - im lặng của lời.
Như vậy muốn có được Chánh ngữ thì ta phải có Chánh tư duy. Chánh tư duy là tư duy không tà vạy, những tư duy không hại mình, hại người và hại cả hai.
Chánh tư duy là những tư duy về sự thật của cuộc đời này là khổ, vô thường, vô ngã và niết bàn.
Lời nói là ngôn ngữ đã được biểu đạt ra bên ngoài còn tư duy cũng là một dạng ngôn ngữ. Tư duy là ngôn ngữ của tâm.
Những tiếng nói thì thầm bên trong tâm từ chuyên môn ta còn gọi chúng là tầm (vitarka) và từ (vicara).
Nhưng tiếng nói được thốt ra bên ngoài, đi ra khỏi miệng của ta thì ta gọi chúng là ngôn và luận.
Tiếng nói bên trong tâm ta là tầm thì tiếng nói phát ra bên ngoài là ngôn, tức là lời nói.
Tiếng nói bên trong tâm ta là từ thì tiếng nói phát ra bên ngoài là luận. Luận tức là sự phân tích, biện luận.
Như vậy thì khi lời nói của ta phát ra mà được ánh sáng của Chánh tư duy soi sáng thì lời nói ấy ta gọi là Chánh ngữ. Còn lời nói của ta phát ra mà bị tà tư duy sai khiến thì lời nói ấy gọi là tà ngữ.
Chánh ngữ đem đến cho ta và người bình an hạnh phúc. Tà ngữ đem đến cho ta và người những hệ lụy và khổ đau. Như vậy để thực tập Chánh ngữ ta cần phải thực tập như thế nào?
Để thực tập Chánh ngữ thứ nhất ta phải không vọng ngữ tức là không nói sai sự thật. Nói sai sự thật là có mà nói là không hay không mà nói là có.
Thứ hai là không nói hai lưỡi. Không nói hai lưỡi nghĩa là đến người này nói thế này rồi sau đó đến người kia lại nói thế khác.
Thứ ba là không nói lời thô ác. Lời thô ác là những lời nói thô bạo như chửi thề, quát mắng, đay nghiến, bực tức... những lời nói mang năng lượng nặng nề thô trược.
Thứ tư là không nói lời thêu dệt. Lời thêu dệt là vẻ vời ra thêm những điều không có thành có, những điều nhỏ thành lớn. Câu chuyện bình thường thì kể một hồi thành thê lương ảm đạm...
Lời nói ta không phạm vào một trong bốn điều trên thì có nghĩa là lời nói ta là Chánh ngữ.
Nhờ có Chánh ngữ nên ta phát khởi được ái ngữ. Ái ngữ chính là lời nói yêu thương.
Trong cuộc đời này từ động vật nhỏ như con kiến cho đến to lớn như con voi đều luôn mong muốn được yêu thương.
Như vậy khi ta có thể nói được lời yêu thương thì ta biết rằng mình đang đem hạnh phúc cho rất nhiều chúng sinh.
Khi nói lời yêu thương với người khác thì ta sẽ tạo được rất nhiều năng lượng an vui trong người ấy. Khi nói lời yêu thương ta cũng có thể khơi dậy được rất nhiều phẩm chất tốt từ những người xung quanh.
Chỉ bằng ái ngữ thôi ta có thể giúp được cho bao nhiêu người thay đổi được cuộc đời thay đổi được thái độ sống. Với ái ngữ ta có thể biến một người từ khổ đau thành hạnh phúc, một người bất an thành bình an...
Chính vì lời nói ái ngữ có sức mạnh lớn như thế nên Đức Phật mới nói “biết nói lời ái ngữ là Phước Đức lớn nhất”.
Và để hiểu được sức mạnh của lời nói như thế nào chúng ta có thể đọc một câu chuyện ví dụ dưới đây về hai chú ếch.
“Vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu.
Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.
Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.
Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.
Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng để tiếp tục nhảy lên.
Đàn ếch trên miệng hố lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên để chết 1 cách nhẹ nhàng thanh thản. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy.
Đàn ếch xúm lại:
“Không nghe chúng tôi nói gì à?”
Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ.
Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: Con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết.”
Lời nói ái ngữ cũng chính là những lời nói tạo nên được sự khích lệ, động viên những người xung quanh phát xuất từ lòng yêu thương chân thành của chúng ta.
Đôi khi ái ngữ không hẳn chỉ là lời được nói ra mà chính những cử chỉ khích lệ, yêu thương cũng là lời nói ái ngữ.
Một nụ cười yêu thương, một cái nhìn trìu mến, một cái ôm nồng ấm... cũng là ái ngữ.
Nếu bạn biết nói lời ái ngữ như trên thì bạn biết rằng bạn là người đang có Phước Đức lớn nhất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm