Chánh niệm nội tâm
Đối với thế giới nội tại, việc khắc chế để cho ý niệm con người trở nên chân chính khó khăn hơn nhiều. Phần lớn các hoạt động của tâm thức dưới dạng chiều sâu là vô thức.
Vô thức giống như các loại máy bay tàng hình, đài ra đa dò xét, phát hiện ra không được, phải có những hệ thống tinh vi đặc biệt mới có thể phát hiện được chúng.
Những tâm ý dưới dạng vô thức như những tên biệt kích. Khi có những ý niệm sơ suất, thiếu sự làm chủ của tâm, chúng xuất hiện và nắm chính quyền, làm cho Chánh Niệm trở thành kẻ bị đảo chính, đời sống tâm linh có vấn đề. Đối với những tên biệt kích thầm lặng, ta đặt kế hoạch một cách cụ thể để khắc chế chúng.
Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm
Thiết lập Chánh Niệm với thế giới nội tại bên trong, chủ yếu làm thế nào những gì đã qua, khóa lại ở chỗ nó xuất hiện, cho các sự việc, công việc có duyên, có nhân dẫn đến sự hiện hữu, phát triển, nỗ lực. Khóa lại những việc trong không gian và thời gian nơi nó xuất phát giúp cho hành giả thiết lập được Chánh niệm. Nhà thơ Hồ Dzếnh có lần nhớ lại mối tình đẹp của mình, đã thốt lên hai câu:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên.
Những hình ảnh đẹp của một tình yêu lý tưởng, hai quả tim cùng một nhịp đập, cùng một hơi thở vận hành trên mọi nẻo đường đời, chỉ là một cái yêu chớp nhoáng, lòng cảm thấy đã bị thuyết phục, cuốn hút bởi ngoại hình, giọng nói, tiếng cười, dáng điệu, cách thức ứng xử hay bối cảnh văn hóa của gia đình người mình thương, làm cho phần lớn những người mới bắt đầu yêu, đặc biệt yêu lần đầu khó có thể quên được. Những hình ảnh đó mang theo suốt cuộc đời.
Tu hành hãy luôn giữ chánh niệm
Tình yêu đó gọi là “Lý tưởng hóa”. Cái gì lý tưởng hóa không có thật, giữ hình ảnh tình yêu lý tưởng trong tâm là giết chết tình yêu đang có mặt ở hiện tại. Ký ức hay còn gọi là sức nhớ của trí não không phải là Chánh niệm. Ta không đưa nó trở về với quỹ đạo và tách ly khỏi sự vướng dính của nó qua hai phản ứng thái độ cảm xúc là tham ái và sân hận.
Những sử gia và khoa học gia có bộ nhớ tuyệt vời vẫn không được xem là Chánh niệm. Chánh niệm không chỉ đơn thuần là tập trung tâm ý. Các nghệ nhân trong lĩnh vực điêu khắc, các họa sĩ tập trung để vẽ ra một bức tranh tuyệt tác, hầu như các lĩnh vực của khảo nghiệm, tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đòi hỏi sự tập trung cao độ, thậm chí quên ăn bỏ ngủ, vẫn không được xem là Chánh niệm. Nó chỉ là phần thể hiện tính cách nhất tâm vốn được xem là nền của Chánh niệm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm