Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/03/2020, 13:34 PM

Giá trị của chánh niệm

Chánh niệm là cẩm nang đời sống tâm linh, là thực tập thường nhật của tất cả hành giả. Trong Bát Chánh đạo, quan trọng thứ nhất là Chánh kiến và Chánh tinh tấn, sau đó là Chánh niệm.

 > Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm

Giá trị của chánh niệm 

Khi có Chánh niệm, phát ngôn của chủ thể nhận thức bao giờ cũng là ngôn ngữ từ ái, hòa hợp, văn hóa và lợi lạc. Khi có Chánh niệm đi đầu các hành động của thân không dính đến sát sanh, trộm cướp và tà hạnh, tránh được tất cả các tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

Chánh niệm trước nhất là ý thức về thế giới ngoại tại và nội tại, trong đó không có bất kì một sự vướng dính nào về phương diện cảm xúc, thái độ và nhận thức.

Chánh niệm trước nhất là ý thức về thế giới ngoại tại và nội tại, trong đó không có bất kì một sự vướng dính nào về phương diện cảm xúc, thái độ và nhận thức.

Chánh niệm giúp cho nghề nghiệp hợp pháp, hợp với phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc nơi chúng ta đang sống, như những thực thể của đời sống. Chánh niệm được xem là nền tảng vững chắc. Đứng ở vị trí thứ bảy nhưng Chánh niệm được xem là chủ đạo của tất cả các phương thức hành vi và điều chỉnh các nhận thức, đưa cảm giác con người vào quỹ đạo của sự chân chính. Kết quả của sự hành trì đạt ở mức độ cao nhất.

Chánh niệm trước nhất là ý thức về thế giới ngoại tại và nội tại, trong đó không có bất kì một sự vướng dính nào về phương diện cảm xúc, thái độ và nhận thức. Ý thức về thế giới ngoại tại là việc mà tất cả chúng ta làm gần như 24 giờ/ ngày, 12 tháng/năm. Lúc nào con người còn sống, ý thức về thế giới ngoại tại vẫn tiếp tục diễn ra, ngay cả trong tình huống khi một phôi thai hiện hữu trong cơ thể mẹ, các cô bé cậu bé bắt đầu hình thành mầm sống cũng đã có ý thức về ngoại tại, đó là sự tiếp xúc của cơ thể chúng với cơ thể người mẹ, thế giới ngoại tại trong tình huống này là sự xúc giác của thân.

Tu hành hãy luôn giữ chánh niệm

Chánh niệm ta giải quyết được các phần bợn nhơ của thân và tâm ở mức độ khá đáng kể.

Chánh niệm ta giải quyết được các phần bợn nhơ của thân và tâm ở mức độ khá đáng kể.

Sự khác biệt giữa một người thực tập Chánh niệm và người không thực tập là ở chỗ tiếp xúc. Người bình thường vướng dính, dẫn đến hai phản ứng tiêu cực, hoặc tham ái đối với những gì cảm thấy hợp gu, ngọt ngào, dễ thương, dễ chịu, tâm đầu ý hợp, phù hợp với cái gu về biệt nghịêp và cộng nghiệp. Trong khi đó đối với những đối vật, tình huống, sự kiện, con người, đối tượng giao tế không hợp nhãn, không hài lòng mà phải tiếp xúc gặp gỡ thì tạo nên phản ứng của lòng sân dưới hình thức là sự hiềm hận, phá hoại, thương tổn, loại trừ, thanh toán…

Chánh Niệm là một tiến trình điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của cảm xúc để giúp con người không rơi vào hai thái cực vừa nêu. Nhờ đó, hành giả loại trừ, vượt qua được lòng tham, sân; do vậy nhổ lên được gốc rễ của si. Nói cách khác, khi thực tập Chánh niệm ta giải quyết được các phần bợn nhơ của thân và tâm ở mức độ khá đáng kể.

Làm cha mẹ trong chánh niệm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm