Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/11/2022, 22:41 PM

Chia sẻ hành trình sống đạo

Con xin được chia sẻ hành trình sống đạo của con để báo tin vui đến thầy và có thể tăng thêm chút niềm tin cho các bạn đạo tu tập.

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Con sống và lớn lên không theo đạo nào cả, cách đây 4 năm lúc đó con 30 tuổi con đã được gặp pháp Thầy và đã được khai ngộ. Đó là 1 bước nhảy vọt vô cùng lớn, con đã thấy được thế nào là ngã thế nào là vô ngã, cũng như thấy ra được thế nào là tự nhiên và thế nào là không tự nhiên... Nhờ vậy mà con dễ dàng đọc hiểu được thơ thiền của các bật giác ngộ. Nhìn các vị giảng sư giảng đạo con cũng có thể cơ bản đoán ra được là vị ấy đã ngô hay chưa, và tất nhiên là con chỉ biết như vậy thôi chứ không thọc gậy bánh xe pháp để làm gì cả. Sau đó con lập gia đình có vợ rồi có con rồi con trải qua giai đoạn công việc làm ăn không còn thuận lợi, 2 năm dịch covid hầu như công việc kinh doanh thất bại, làm không ra tiền, dịch nhà nước cấm cửa không cho buôn bán, vợ con cũng không làm ra tiền. Hàng tháng nào là tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền sửa cho con... Rồi thêm vụ con bị người có tâm xấu vào nhà trộm tiền, họ lấy hết nào là tiền, nào là giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, giấy xe.... Tất tần tật mất hết. Nói chung con chỉ còn đúng cái mạng không thôi. Nhưng nhờ sự thấy biết trung thực mà con đã đón nhận bằng thái độ chấp nhận tất cả. Áp lực gia đình vợ con, bên vợ bên chồng... Rất nhiều chuyện ập đến cùng lúc, rồi bệnh tật cũng ập tới con, con đau khắp người, mọi cử động đều khó khăn, chân tay, lưng, vai đều đau đớn. Con tiếp tục âm thầm chịu đựng, sống và âm thầm chịu đựng không nói với vợ gì cả, cố gắng làm những gì cần làm trong sự thấy biết. Giữa lúc dịch cao điểm ở TP HCM được các nhà từ thiện phát rau, gạo... Con cũng như mọi người đi xếp hàng lãnh về ăn để sống, Giờ nhớ lại những ngày tháng ấy thật sự nước mắt con tự động rơi Thầy ạ. Rồi khi dịch qua đi, con trở về với đôi bàn tay trắng, trắng thật sự, không tiền, không giấy tờ, lại nợ nần vì vay mượn người thân để sống qua những ngày dịch. Con thì thấy rõ là mình còn quá may mắn vì mình còn sống, mình có thể làm lại tất cả, còn vợ con thì không thấy được như vậy luôn trách móc con thế này thế kia... Và như 1 lẽ tất nhiên vợ con đã quyết định ra đi, ôm con về nhà ông bà ngoại ở. Con thì thấy rõ lẽ tất nhiên vợ con hành động như vậy cũng đúng thôi. Con âm thầm chấp nhận tất cả, có những lúc nước mắt tự tuôn trào trong đêm, nhưng rồi nhờ sự thấy biết trung thực mà con bình tĩnh trở lại. Con trở về quê mượn cha mẹ con 50tr, số tiền quá lớn đối với cha mẹ con ở quê dành dụm cả đời mới có được, con mượn thêm cái số đỏ của cha mẹ ngoài quê đi vay thêm được 100tr nữa, 1 mình con vào lại TP HCM tiếp tục làm việc kinh doanh nhập hàng và bán hàng. Sống những ngày tháng 1 mình âm thầm làm việc, âm thầm chịu đựng, vợ thì coi như đã bỏ mình đi rồi, đứa con thì mới hơn 1 tuổi tất nhiên phải theo mẹ thôi. Con thật sự không còn chỗ bấm víu, và đúng là như vậy, pháp đã cố tình dạy con như vậy, Con trở về với tinh tấn Chánh niệm, thấy biết trung thực làm những gì cần làm... Vậy rồi mọi bệnh tật cũng tự nhiên biến mất theo lẽ tự nhiên. Giờ thì con tạm ổn rồi thầy ạ, sống 1 mình con đã vượt qua, tiền con cũng đã kiếm được tạm ổn, hàng tháng đủ để gởi về quê cho vợ nuôi con. Vợ con cũng phần nào thấy ra. Còn con thì đã học được bài học tuyệt vời mà pháp ban tặng để phát huy tính nhẫn nại, phát huy đức tính từ bi hỷ xả, không tự trách mình, không tự trách người, phát huy được tính sáng suốt thấy biết trung thực làm những gì cần làm và sẵn sàng đón nhận mọi sự xảy ra với mình mà không cần tỏ thái độ đối kháng. Giờ con đã dễ dàng sống được với tham sân si của chính mình, con cũng dễ dàng sống được với tham sân si của mọi người xung quanh, con hoà nhập với cuộc sống bằng thấy biết trung thực, thấy được căn cơ trình độ của họ mà nhờ đó con tùy thuận pháp, sống trong pháp. Con đang sống trong chính dòng sông nghiệp mệnh của chính mình như pháp đã dạy. Tất cả những lời Thầy dạy con tự tin nói rằng nó hoàn toàn chính xác. Con thành tâm tri ân thầy ạ! Con chào thầy!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Tuyệt vời! Chúc mừng con!

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trọn vẹn tỉnh thức với thực tại, mọi việc sẽ hanh thông và đổi mới

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 18/05/2024

Hỏi: Nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn nặng quá đúng không Thầy?

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 20:00 16/05/2024

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Lòng vị tha giúp ta vui vẻ chấp nhận mà không cần cố gắng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:30 16/05/2024

Hỏi: Con mới sang Nhật làm việc con cảm thấy mệt mỏi quá ạ, ngày nào cũng làm từ sáng đến 11.30 đêm do áp lực công việc. Con thấy mình không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại muốn bỏ cuộc nhưng lại không rõ mình bỏ cuộc có đúng không. Con cũng đã cố gắng rồi mà chẳng biết làm sao nữa.

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Xem thêm