Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ánh sáng từ câu Kinh Phật

Lợi ích của kinh Phật, chuyển hóa con người từ phàm phu, mê mờ, ích kỷ, thành người trí sáng suốt. Người tu khi giác ngộ Phật Pháp, sẽ tự giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, giải đáp mọi nghiệp duyên xảy ra trước mắt.

Kinh Phật dạy tu tập mười nghiệp lành

Đức Phật dạy: “Cổ xe trắng tinh đẹp nhất có thể ví như Niết Bàn. Các con tuấn mã ví như tinh tấn và trí tuệ. Biết hổ thẹn và sợ tội lỗi ví như cái thắng. Nhẫn nại và từ bi giống như áo giáp. Thiền định và nguyện lực ví như bánh xe. Cuối cùng quả vị giải thoát là màu trắng tinh khiết của chiếc xe đẹp nhất, vết bẩn không còn tồn tại vì được người phu xe siêng năng, chuyên cần giữ gìn sạch sẽ”. (Kinh Tạp A Hàm)

Tụng kinh một lần, hai lần hay hằng trăm ngàn lần, nhưng duyên sự đi đến chùa vì cầu khẩn, vì tìm kiếm danh lợi mà không mong cầu tu học hay giác ngộ, điều đó thật phí đi thời gian ngắn ngủi của một đời người. Người đó sẽ không thấy được ý nghĩa thâm sâu trong lời kinh Phật.

Hạnh phúc và bình an thật sự chỉ hiện hữu, khi con người nhận ra những khổ đau, phiền não chỉ là giả danh, nhân ngã thị phi đều không có thật.

Hạnh phúc và bình an thật sự chỉ hiện hữu, khi con người nhận ra những khổ đau, phiền não chỉ là giả danh, nhân ngã thị phi đều không có thật.

Nếu chuyển tâm van xin cầu khẩn ích kỷ của một phàm phu, trở thành tâm của một hành giả trên đường đi tìm giác ngộ, quyết tâm mong giải thoát vòng sanh tử luân hồi, con người phải biết dụng tâm và năng lực vào nghiên tầm kinh điển tu học, chắc chắn sẽ thấy được ánh sáng trí tuệ từ câu kinh Phật. Mọi người đều có quyền thừa hưởng kho báu trí tuệ đó. Chìa khóa kho báu vô giá nằm trong tay ai cũng có, chỉ cần bước thêm bước nữa, để mở cánh cửa trí tuệ bát nhã. Đó chính là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ và giải thoát.

Đức Phật là bậc đạo sư. Kinh sách ghi lại những lời Phật dạy. Ngài chỉ cho con đường vượt ra khỏi khu rừng vô minh tối tăm đầy cạm bẩy. Hành giả là người phải tự bước đi bằng chính đôi chân của mình. Sai lầm nặng nề nhất của người tu là ngồi chờ kỳ nhân, mong cầu tha lực, trông chờ phép lạ. Đức Phật cũng là vị lương y đại tài có thể chữa hằng ngàn tâm bệnh của chúng sanh bằng hằng vạn toa thuốc trị tâm bệnh. Chúng sanh cần phải tự uống thuốc và thực hành theo lời dặn, chứ không chỉ tụng đọc toa thuốc mà có thể khỏi bệnh được.

Lợi ích của kinh Phật, chuyển hóa con người từ phàm phu, mê mờ, ích kỷ, thành người trí sáng suốt. Người tu khi giác ngộ Phật Pháp, sẽ tự giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, giải đáp mọi nghiệp duyên xảy ra trước mắt.

Sống trong đời, không phải lúc nào cũng có thảm đỏ trải dưới chân cho bước đi được dễ dàng. Con người phải tự lo cho bản thân có đôi giày an toàn bền chắc, để chống chọi với nghịch cảnh và vượt qua chông gai. Đó chính là trí tuệ, là tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.

Làm thế nào để nhanh thuộc kinh Phật?

Cũng vậy, người tu dù xuất gia hay tại gia đừng tự dễ dãi với chính mình, đừng để danh lợi lôi kéo vào con đường mù mịt tối tăm không lối thoát. Niềm tin chánh tín vào lời dạy của chư Phật, chư Tổ đã chứng đạo và luôn giữ chánh niệm, dùng công phu “phản quan tự kỷ” nhìn lại chính bản thân.

Đó là cơ hội để có thể tự khắc phục, chuyển đổi phiền não của vọng tâm, nguyên nhân gây ra tội và nghiệp, thấy được thực tế rất chân thật “ta là ai? tốt xấu như thế nào?” để biết đường mà tu.

Nếu không hiểu lời Phật dạy làm sao có sự sáng suốt, tu như thế nào là đúng sai, dễ rơi vào tà tín, tà pháp và tà đạo. Người tu cũng không thể hướng dẫn người khác đúng chánh pháp. Tai hại là ở điểm này: người tu đi sai đường, phổ biến tà pháp, sẽ hướng dẫn rất nhiều người cùng lạc vào tà đạo.

Khi thấy rõ con người thật của chính mình, xấu tốt ra sao, phát tâm sám hối, chuyển đổi hướng thiện, khi đó con người mới có được ánh sáng trí tuệ.

Khi thấy rõ con người thật của chính mình, xấu tốt ra sao, phát tâm sám hối, chuyển đổi hướng thiện, khi đó con người mới có được ánh sáng trí tuệ.

Một số ngôi già lam biến thành chỗ buôn thần bán thánh, xin xăm bói quẻ, tượng Phật bị người đời xem như thần linh, có thể ra oai tác phúc. Đạo Phật mất đi ý nghĩa của đạo giác ngộ giải thoát.

Người đời nhìn hình ảnh các  vị tu sĩ xuất thế gian đáng kính trở thành mấy ông thầy tụng, kinh Phật trở thành kinh tụng đám tang. Khi gặp tu sĩ, người đời có cảm giác như xui xẻo và chết chóc. Tất cả đều do người tu không có chánh kiến, chánh tín và không biết thực hành Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo gồm có:

- Chánh kiến là kiến thức thấy biết đúng, hiểu rõ vô thường, nhân quả.

- Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, không trái với chân lý và lẽ phải.

- Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không nói những lời thô ác, dối gạt.

- Chánh nghiệp là hành vi chân thật, không làm những việc gây ác nghiệp.

- Chánh mạng là nếp sống chân chánh, không làm những nghề bất thiện.

- Chánh tinh tấn là chuyên cần trì giới, tu hành, không lười mỏi.

- Chánh niệm là hiểu rõ việc đang nghĩ, đang nói và đang làm.

- Chánh định là tâm bình tĩnh thản nhiên, không còn si mê loạn động. 

Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Đức Phật thuyết Kinh Diệt tận

Kinh Phật 12:21 07/03/2024

"Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ" (Trích Kinh Diệt tận).

Kinh Hiền Nhân (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 11:50 26/02/2024

Mọi việc trên đời đều có liên hệ, không hề ngẫu nhiên, nên nhớ nhân quả, để sống thật tốt, an vui, hạnh phúc. Nghe Thế Tôn dạy kinh nghĩa sâu xa, hơn ba ức người hiểu được lý đạo, phát nguyện vâng giữ năm điều đạo đức, phát nguyện thực tập, truyền bá Kinh này.

Xem thêm