Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/09/2022, 14:12 PM

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp chùa Thiên Hưng - “Phượng hoàng cổ trấn” thu nhỏ của Bình Định

Chùa Thiên Hưng đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ vô cùng am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Chùa Thiên Hưng tọa lạc tại khu phố Chánh Thạnh, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa còn có tên gọi trong dân gian là chùa “Mục Đồng”. Chùa nằm giữa một vùng quê cổ trong thành Đồ Bàn xưa của Chăm Pa, có ruộng đồng và sông hồ bao bọc cùng với đường tre ngõ làng bình dị, yên ả.

Hằng năm, chùa đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ vô cùng am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp

Chùa Thiên Hưng không chỉ là một chốn tâm linh đặc biệt của người dân xứ Nẫu mà còn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ - Ảnh: Chóp Lỳ.

Chùa Thiên Hưng không chỉ là một chốn tâm linh đặc biệt của người dân xứ Nẫu mà còn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ - Ảnh: Chóp Lỳ.

Không giống với các ngôi chùa nguy nga, rực rỡ nổi tiếng khác, chùa Thiên Hưng lối kiến trúc mang theo phong cách hoài cổ. Vẻ đẹp bình dị tạo nên những chất riêng cho cả ngôi chùa. 

Bước qua cổng tam quan, du khách như lạc vào một cảnh giới khác với không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đầy vẻ thoát tục - Ảnh: Chóp Lỳ.

Bước qua cổng tam quan, du khách như lạc vào một cảnh giới khác với không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đầy vẻ thoát tục - Ảnh: Chóp Lỳ.

Cho nên ý tưởng kiến trúc được gắn với thôn quê, giữa chùa là ao sen, trước chùa là vườn thiền Thiên Thanh mộc mạc, theo phong thủy được bố cục nội viên ngoại gia, lấy khí tích thủy ở giữa để nuôi dưỡng xung quanh, trong chùa có hồ, trong nhà có sân, trong sân hoa cỏ cây cối sinh trưởng hàm chứa ý niệm ôm ấp dân sinh, chứa nhóm yên bình thảnh thơi.

Sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp hài hòa, đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái cho du khách ghé thăm chùa - Ảnh: Chóp Lỳ.

Sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp hài hòa, đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái cho du khách ghé thăm chùa - Ảnh: Chóp Lỳ.

Các công trình được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc phương Đông dễ tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, mềm mại đầy nét cổ xưa. 

fed35f25a18b64d53d9a
50c0752a8b844eda1795
Ảnh: Chóp Lỳ.

Ảnh: Chóp Lỳ.

Chùa được chính Đại đức Thích Đồng Ngộ thiết kế, tái thiết hoàn toàn vào năm 2007, các công trình được xây có chánh điện 3 tầng, tăng xá 2 tầng, Điện Tây Phương 2 tòa bằng gỗ, nhà Phương Trượng, Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng, Khách Đường và nhà Truyền Thống 2 tầng, La Hán Đài có 18 tượng A La Hán bằng đá sa thạch cao 3 mét nguyên khối, các khu lưu trú cho khách tăng và phật tử, xây khu sinh hoạt hậu cần lớn ở phía Đông… tổng cộng 20 công trình lớn nhỏ.

61b511ceee602b3e7271
f78595af6a01af5ff610
Với du khách gần xa, đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Bình Định – một miền đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử - Ảnh: Chóp Lỳ.

Với du khách gần xa, đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Bình Định – một miền đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử - Ảnh: Chóp Lỳ.

Công trình tháp chuông là một điểm không thể thiếu khi nhắc đến ngôi chùa này. Tháp chuông tọa lạc trên một khu riêng biệt cùng với tượng Mười Tám vị La Hán. Chính giữa các vị La Hán có xây dựng một hồ nước phía dưới. Đây cũng là một điểm độc đáo của công trình này.

9e979e5961f7a4a9fde6
c7101456ebf82ea677e9
Ảnh: Chóp Lỳ.

Ảnh: Chóp Lỳ.

Tuy nhiên để đánh dấu một thời đại mở rộng trùng kiến nên chùa cũng đem những giá trị mới của kiến trúc hiện đại vào trong tổng thể kiến trúc của công trình.

Bên cạnh các khu điện thờ, hoa viên của ngôi chùa này là sự kết hợp của bức tranh phong thủy hết sức độc đáo. Đến đây, du khách có cảm giác mình như đang lạc vào chốn bồng lai ở trần gian.

f142f6d60978cc269569
c74a0efaf154340a6d45
Ảnh: Chóp Lỳ.

Ảnh: Chóp Lỳ.

Chùa Thập Tháp – ngôi cổ tự đệ nhất Bình Định

Chùa Thiên Hưng không những là Già Lam thắng địa đào tạo Tăng Ni tài đức để phụng sự dân tộc đạo Pháp mà còn là chốn lui về của bá tánh nhân dân trong ý nghĩa về với cội nguồn văn hóa làng quê Việt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Ảnh 09:55 01/05/2024

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm