Thứ tư, 01/12/2021, 11:22 AM

Chùa Thập Tháp – ngôi cổ tự đệ nhất Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định.

Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.

Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.

Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.

Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.

Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.

Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ.

Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ.

Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

Bên trong chính điện được bài trí tôn nghiêm.

Bên trong chính điện được bài trí tôn nghiêm.

Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…

Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…

Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.

Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.

Hầu hết các tượng thờ trong chính điện được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).

Hầu hết các tượng thờ trong chính điện được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).

Các khám thờ được điêu khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Các khám thờ được điêu khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.

Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.

Mái chính điện lợp ngói âm dương.

Mái chính điện lợp ngói âm dương.

Trên nóc có hình tượng lưỡng long tranh châu.

Trên nóc có hình tượng lưỡng long tranh châu.

Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các công trình này nằm quanh một sân trời rợp bóng cây xanh.

Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các công trình này nằm quanh một sân trời rợp bóng cây xanh.

Nhà phương trượng nằm đối diện với chính điện qua sân trời, do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924.

Nhà phương trượng nằm đối diện với chính điện qua sân trời, do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924.

Nhà Tổ của chùa Thập Tháp ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.

Nhà Tổ của chùa Thập Tháp ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú. Tất cả đều xây dựng từ thế kỷ 19 – 20.

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú. Tất cả đều xây dựng từ thế kỷ 19 – 20.

Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.

Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.

Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm