Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/11/2018, 15:15 PM

Chú Tâm ở "chùa bánh xèo" Đông Lai

Đời là bể khổ, mọi thứ trên đời chỉ là phù du, hạnh phúc đến rồi đi như cơn gió thoảng. Điều còn lưu lại mãi nơi trần thế chỉ là tình yêu thương bao la, hơi ấm của tình người.

Thiền viện Đông Lai - 18 năm phục vụ bánh xèo miễn phí

Chưa có cơ hội được đến thăm mảnh đất miền Tây sông nước hiền hòa nhưng những câu chuyện về con người nơi đây luôn khiến tôi thương nhớ và yêu mến. Không bóng bẩy, hào nhoáng với những khu nhà cao tầng hay dây điện đủ màu lấp lánh như phố thị, miền Tây với những vụ lúa xanh thẳm vẫn làm nên dấu ấn độc đáo của riêng mình.

Xuôi chèo tới bến An Giang, ghé thăm khóm Xuân Phú, du khách sẽ được đắm mình trong không gian thành kính, tĩnh mịch của Thiền viện Đông Lai hay còn được người dân nơi đây gọi với một cái tên gần gũi là “chùa bánh xèo”.
 Thiền viện Đông Lai tọa lạc ngay dưới chân Núi Cậu, ở khóm Xuân Phú, huyện Tịnh Biên, mang nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa vùng Tây Nam Bộ với ba lớp mái nhỏ dần và những hình tượng đầu đao truyền thống. 
 Trước khi xây mới, người dân địa phương quen gọi là chùa Phật Nằm vì bên phải Chánh điện có đặt tôn tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn với chiều dài 6 mét.
 Bên trái Chánh điện là đài Quan Âm gồm tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, phía sau lưng là hòn non bộ với dòng thác róc rách, chảy suốt ngày đêm.
 Ảnh: Wuemin64
Được biết, mới đây đoàn làm phim của đài truyền hình Hàn Quốc EBS đã đến tận chùa để quay lại khung cảnh nhộn nhịp trong căn bếp “đặc biệt” này.
 Phóng viên đài EBS trải nghiệm cảm giác ngồi giữa "chảo lửa" lật bánh xèo.
Bánh xèo ở thiền viện là bánh chay. Vỏ bánh gồm bột gạo pha với bột giòn, bột ngọt, bột nghệ, muối và nước cốt dừa. Nhân gồm đậu xanh nguyên hạt, tàu hũ, giá đỗ, nấm mèo, củ sắn xắt sợi nhỏ. Các nguyên liệu đều được mua từ tiền công đức do khách thập phương cúng dường. “Chúng tôi tuyệt đối không dùng đổ rởm vì đang làm từ thiện tích phước” - một người đổ bánh cho biết. 
 
 
Nhờ lực lượng làm công quả mà việc phục vụ ăn uống cho thực khách lúc nào cũng khá vẹn toàn. Chén đũa sạch sẽ, tinh tươm. Mỗi bàn ăn đều đặt sẵn lọ tăm, hộp khăn giấy, hộp đũa muỗng, bát nước mắm chay chanh ớt, chén nhỏ đựng ớt trái... Ngoài ra, chùa còn chu đáo chuẩn bị nhiều loại nước cho mọi người lựa chọn như: trà đường, sữa đậu nành, cà phê mát lạnh. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
 Những chiếc bánh xèo vàng ươm, giòn rụm để lại ấn tượng trong lòng du khách thập phương. 
Món bánh xèo ở đây thường được ăn kèm với nhiều loại rau rừng trên Núi Cấm, đặc biệt là rau kim thất mọc dại theo triền núi nên mùi vị rất độc đáo, ít nơi nào có được. Rau được người dân địa phương thu hoạch sau đó rửa sạch và mang vào chùa. Sau đó, mọi người bày rau sẵn vào đĩa, khách đến ăn sẽ tự phục vụ.
 
Phía sau Chánh điện là nhà ăn, sắp xếp 30 bàn và 300 ghế. Bàn ăn và ghế làm bằng inox lúc nào cũng sáng bóng, sạch sẽ.
 
Hầu hết du khách và người dân khi đến chùa đều lấy bánh vừa đủ để không bỏ phí. Ăn xong mỗi người đều tự dọn dẹp sạch sẽ nên dù đông đúc nhưng trong chùa không xảy ra tình trạng xô bồ hay bừa bãi. Đáng ca ngợi nhất là thái độ phục vụ của những người làm công quả, ai cũng vui vẻ, nhiệt tình với khách. Nhờ vậy, chùa Đông Lai ngày càng thu hút du khách thập phương, ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn có khách từ miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên...
 Bánh xèo hấp dẫn thực khách ở mọi lứa tuổi.
 
Trước đây, bánh xèo chủ yếu phục vụ cho phật tử, người nghèo và người lao động trong vùng. Tiếng lành đồn xa, ngày nay rất đông du khách sau khi tham quan và vãn cảnh chùa đã lưu lại để thưởng thức những chiếc bánh xèo vàng ươm, thơm mùi nước cốt dừa. 

Việc phục vụ ăn uống miễn phí của chùa còn giúp giải quyết bữa ăn cho một số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, như những người lao động chân tay, bán vé số dạo. Cô Đoàn Thị Luyến, 32 tuổi, vừa ăn bánh xèo vừa tâm sự: “Nhờ có bánh xèo và cơm mà tôi no bụng sáng chiều. Tiền bán vé số tôi trích vài ngàn cúng chùa, phần còn lại đem về lo cơm nước cho hai đứa con và thuốc men cho ông xã bị bệnh sạn thận. Chùa tổ chức đổ bánh xèo là việc làm phước đức rất đáng trân trọng”.
 
Chú Tâm và những con người thiện tâm nơi căn bếp rực hồng 

Vòng ra phía sau chùa, chúng ta sẽ thấy gian nhà ám đen muội khói với cái tên vô cùng thú vị: Nhà bánh xèo. Đến đây, bạn sẽ được gặp chú Bùi Văn Tâm - người đàn ông 57 tuổi với khuôn mặt đậm chất miền Tây. Chú có làn da rám nắng, nụ cười hào sảng và bộ quần áo bạc màu, thấm đẫm mồ hôi. Chú kể ngày trước có đi làm nhưng sau đó thì nghỉ việc, chuyển sang chạy xe ôm. Rồi duyên tới, sau khi chở các thầy trong chùa đi làm phật sự thì chú quyết định vào chùa để đổ bánh xèo từ thiện phục vụ bà con phật tử.
 
Chú chia sẻ, lúc mới vô chùa cũng chỉ đổ được 2, 3 chảo nhưng dần dần tay nghề nâng cao chú đổ được 4, 5 chảo cùng một lúc. Sau gần 10 năm dày công khổ luyện, giờ đây chú đã đổ được 10 chảo bánh xèo với đôi tay thoăn thoắt, vô cùng khéo léo.
 
Hàng ngày, những người trong chùa sẽ thay nhau khuấy bột, làm nhân để chuẩn bị đổ bánh. Công việc đổ bánh bắt đầu từ 5h đến 19h, khoảng một tiếng lại nghỉ tay thay người. Hiện chùa có 10 người tình nguyện làm bánh xèo chay.
 
Ngày thường, chùa chỉ đổ hai giàn chảo với khoảng 6000 chiếc bánh. Còn vào dịp cuối tuần, lễ Tết, ngày rằm hay mùng một, khách đến chùa đông nên lượng bánh nhiều gấp 4 lần. Các bếp củi đỏ lửa hoạt động hết công suất. Chùa phải huy động 3 - 4 giàn chảo, lúc nào cũng có 2 - 3 người đổ bánh, 3 người thay thế, mỗi người đổ 10 - 12 chảo bánh xèo cùng một lúc. Trung bình mỗi ngày chùa phục vụ miễn phí hàng nghìn chiếc bánh xèo cho du khách thập phương.
 Anh Ngô Văn Vũ mặc dù còn rất trẻ (31 tuổi) nhưng đã có hơn 10 năm tình nguyện làm công quả trong chùa. Anh cũng chính là một trong những người đầu tiên xung phong đổ bánh xèo phục vụ du khách. Ảnh: vnexpress.net
 Ảnh: VAPA - Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2018
Đôi tay thoăn thoắt, uyển chuyển từ bên này sang bên kia, cứ chảo này vừa tráng bột thì chảo kia đã chín bánh. Bếp lò lúc nào cũng rực lửa, chảo luôn nóng dầu từ sáng đến chiều đều đặn mỗi ngày. Hình ảnh ấy đã để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi đến tham quan chùa.
 Nóng lắm, ngồi giữa một vòng lửa bao quanh mình, khói tỏa cay mắt, lơ là một chút sẽ đổ nhầm bánh, chậm là cháy, làm không khéo còn bị bỏng. Khâm phục các chú, các anh thiệt” - blogger du lịch Thiết Nguyễn thốt lên sau khi thử ngồi đổ bánh.
 
Nóng bức, cay mắt và không có thù lao nhưng nhiều người vẫn tình nguyện chuẩn bị đồ ăn trong chùa suốt bao năm. Một thanh niên làm công quả đổ bánh xèo ở chùa cho biết: “Tụi tui làm ở đây để từ thiện, tích đức, khổ nhọc tí cũng không đáng gì đâu”.
 
Nếu đã thử nấu cơm bằng bếp củi, bếp than thì chúng ta mới thấm thía được nỗi vất vả, khổ cực của những người làm việc trong nhà bếp. Mùa nào cũng có cái khổ của nó, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Mùa đông ngồi cạnh bếp thì ấm nhưng khói bốc lên sẽ cay mắt, hít nhiều khói cũng không tốt cho sức khỏe. Còn mùa hè thì vất vả lắm rồi. Cái nắng đổ lửa ngoài trời so làm sao được với ngọn lửa đang hừng hực cháy trước mặt.

Khi có người hỏi ngồi nóng vậy sao chú Tâm và mọi người chịu được thì chú chỉ cười rồi nói: “Vắng khách thì buồn, đông khách thì ấm. Mà nó nóng vậy thôi chứ đâu có mệt gì”.

Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật

Sống vì mình và tha nhân là một đời sống trọn vẹn và có ý nghĩa nhất. Đức Phật dạy tinh thần phụng sự tha nhân không đòi hỏi chúng ta phải hi sinh hạnh phúc cá nhân. Vì cách sống tự độ và độ tha có thể cùng tiến hành song phương, không hề chống trái nhau. Chúng ta có thể vừa sống cho mình, vừa san sẻ, giúp đỡ mọi người. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta phải bỏ rơi gia đình hay con cái để phụng sự người khác. Điều cốt lõi là chúng ta phải học cách duy trì và trưởng dưỡng tinh thần phụng sự, không để những bận rộn cá nhân cản trở mục đích sống cao thượng của mình. 
 
Khi học được cách yêu thương và giúp đỡ mọi người, bản ngã của chúng ta sẽ nhỏ dần đi. Nhờ xả bỏ những cố chấp của bản ngã, chúng ta sẽ vơi bớt những khổ đau, phiền não. Trong Kinh Phật có dạy: “Ly sinh hỷ lạc”, nghĩa là buông xả hạnh phúc ích kỷ cá nhân sẽ mang đến hạnh phúc và an lạc thật sự.

Chúng ta có thể từng bước tôi luyện để trở thành một sứ giả của đức Bồ Tát Quán Thế Âm - hiện thân của lòng đại từ đại bi vô lượng, luôn hết mình cứu giúp chúng sinh đang đắm chìm trong biển khổ sông mê. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng với sự bao dung, độ lượng, phát huy tinh thần phụng sự hay lý tưởng Bồ Tát để duy trì một cuộc sống an bình và hạnh phúc.
 
Thế giới chúng ta đang sống càng ngày càng bị phân hóa, chia rẽ bởi những tư tưởng cực đoan và xu hướng bạo lực. Vì muốn hưởng thụ dục lạc cá nhân mà con người không ngần ngại hủy hoại Đất Mẹ, gieo rắc thù hận và chiến tranh. Ngay lúc này, chúng ta cần quay về thắp sáng ngọn lửa phụng sự dù chỉ là một bước đầu khiêm tốn. Có câu nói rằng: “Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đi”. Hôm nay, chúng ta hãy ngồi lại cùng nhau để bắt đầu bước đi đó. Bước đi để hàn gắn những đổ vỡ, phá hoại của các thế lực vô minh, mù quáng đã gây ra đối với thế giới tốt đẹp của chúng ta.

Đây cũng chính là thông điệp đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn truyền lại cho loài người chúng ta từ hàng ngàn năm trước: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Trong Kinh A Hàm có nói về mục đích đản sinh của đức Phật: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho muôn loài”. 
 Những chia sẻ đầy chân tình của chú Tâm khiến nhiều người phải suy ngẫm. Ảnh:vnexpress.net
Xin tri ân công đức những sứ giả của Như Lai, của Bồ Tát - các quý thầy nơi Thiền viện Đông Lai, chú Tâm, anh Vũ và mọi người đã phát tâm cúng dường trí lực, tài lực và sức lực âm thầm phụng sự suốt 18 năm qua. Bánh xèo chay không chỉ là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực mà truyền thống này còn thể hiện được sự nghĩa tình, chia sẻ và gắn bó lẫn nhau trong lối sống của những người dân miền Tây hiền hòa, chân phương và chất phác. Chẳng cần vật chất cao sang, chỉ là một hương vị mộc mạc, bình dị thế thôi cũng đủ làm ấm lòng du khách phương xa.

Bếp lửa nơi “chùa bánh xèo” Đông Lai rực cháy không phải nhờ củi mà nhờ tấm lòng nồng hậu của những người dân nơi đây đã luôn duy trì hơi ấm cho nó. Hoan hỉ thay!

Cô Trương Thị Kim Thùy, 32 tuổi, phụ trách bếp cho biết: Việc tổ chức đổ bánh xèo và bánh tét khởi phát từ năm 1999, khi Thượng tọa Thích Thiện Chí về trụ trì, nhân kỷ niệm ngày sư ông cất chùa cũ viên tịch. Sau khi thưởng thức bánh xèo, bánh tét, khách gần xa không ngớt lời khen ngợi; từ đó hàng ngày nhà chùa đổ bánh xèo miễn phí phục vụ khách thập phương.

Lúc mới bắt tay vào làm, nhiều người cũng băn khoăn vì sợ đổ bánh xèo tốn kém, nhà chùa không kham nổi. Thầy Chí đã dùng tiền cúng dường của bà con phật tử để mua vật dụng, bột, đường, củi, rau… làm bánh. Dần dà về sau, khách đến ngày càng đông, họ ăn xong rồi cúng dường cho nhà chùa. Bằng nguồn kinh phí này, nhà chùa xoay vòng và duy trì chế biến món bánh xèo đãi khách thập phương đến tận ngày nay. Cái tên “chùa bánh xèo” ra đời từ đây.

Tuệ An
-------------
Tham khảo:
https://dulich.vnexpress.net/photo/chau-doc/chua-banh-xeo-moi-khach-an-mien-phi-nghin-chiec-moi-ngay-3828571.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm